1986 Việt Nam Bắt Đầu Công Cuộc Đổi Mới

1986 Việt Nam Bắt Đầu Công Cuộc Đổi Mới

Tính cấp thiết phải tiến hành đổi mới kinh tế đất nước nhìn từ bình diện quốc tếQuy luật vận động của mọi quốc gia là phải luôn cải cách để phát triển. Các nước xã hội chủ nghĩa cũng nằm trong sự vận động tất yếu đó. Công cuộc cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là đòi hỏi tất yếu trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là sự tự nhận thức lại về chủ nghĩa xã hội nhằm khắc phục những sai lầm, hạn chế đã mắc phải, tìm con đường phát triển thích hợp với bối cảnh của thời đại.

Tính cấp thiết phải tiến hành đổi mới kinh tế đất nước nhìn từ bình diện quốc tếQuy luật vận động của mọi quốc gia là phải luôn cải cách để phát triển. Các nước xã hội chủ nghĩa cũng nằm trong sự vận động tất yếu đó. Công cuộc cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là đòi hỏi tất yếu trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là sự tự nhận thức lại về chủ nghĩa xã hội nhằm khắc phục những sai lầm, hạn chế đã mắc phải, tìm con đường phát triển thích hợp với bối cảnh của thời đại.

Học lịch sử như “nhà sử học nhỏ tuổi” ?

Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Vương, giáo dục lịch sử cần phải có bước chuyển mới về lý luận như thừa nhận sự đa dạng của nhận thức lịch sử ở HS, từ đó coi quá trình dạy học là quá trình huấn luyện, dẫn dắt, hỗ trợ HS phát triển nhận thức đó, tinh luyện nó làm cho nó logic hơn, thực chứng hơn, tiệm cận chân lý hơn. Nghĩa là HS phải học lịch sử trong tư cách là “một nhà sử học nhỏ tuổi” với đầy đủ các thao tác như phát hiện vấn đề, thu thập, xử lý tư liệu, phê phán, đọc hiểu, giải mã nó, xây dựng các giả thuyết, rút ra các kết luận, đặt ra các câu hỏi nghi vấn. Thảo luận và đối thoại phải là yếu tố cần thiết trong quá trình này.

“Giáo dục lịch sử phải tiến tới đa dạng với 3 hình thái là “thông sử” (như ta đang có), “lịch sử theo chuyên đề”, “lịch sử lội ngược dòng” tức là giáo dục lịch sử kiểu nghiên cứu xã hội (hình thái phổ biến trên thế giới). Khi đó giáo dục lịch sử sẽ gắn bó chặt chẽ với giáo dục công dân, giáo dục địa lý để hướng tới nhận thức công dân của HS - người sẽ làm chủ xã hội”, tiến sĩ Vương chia sẻ.

Thầy Huỳnh Thanh Phú cũng cho rằng muốn môn lịch sử hấp dẫn hơn với HS, phải sân khấu hóa, chuyển giai đoạn lịch sử thành phim để bổ trợ bài học cho sinh động. (còn tiếp)

Sẽ đổi mới dạy sử theo hướng sáng tạo, không áp đặt

Ngày 11.11, trả lời chất vấn tại Quốc hội về nguyên nhân điểm thi môn lịch sử trong các kỳ thi thấp hơn các môn học khác, nhiều HS thờ ơ, thái độ học tập đối phó với môn lịch sử, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn thừa nhận vẫn có tình trạng HS không thích môn sử, học đối phó nên điểm thi thấp.

Bộ trưởng cho rằng câu trả lời nằm cả ở việc tổ chức dạy và kiểm tra đánh giá đối với môn học này. Theo đó, việc dạy vẫn thiên về sự kiện, số liệu, chưa phát huy được nhiều sáng tạo, cá tính của HS. Kiểm tra đánh giá vẫn thiên về số liệu, sự kiện, chưa chú ý nhiều về tư duy, ý nghĩa của sự kiện lịch sử. Người đứng đầu ngành giáo dục cho hay, trong thời gian sắp tới Bộ GD-ĐT sẽ triển khai việc đổi mới giảng dạy và học tập môn lịch sử theo hướng tăng cường tính sáng tạo của HS, không áp đặt. Thi kiểm tra thì không đánh đố bằng các con số nhớ ngày tháng, nhớ địa điểm, địa danh, sự kiện...

HS đang học sử theo kiểu thuộc lòng hòng lấy điểm số cao chứ không phải học vì niềm yêu thích tìm hiểu lịch sử. HS chọn lịch sử trong bài thi tổ hợp khoa học xã hội nhằm đủ điểm xét tốt nghiệp THPT và đích nhắm chủ yếu 2 môn còn lại trong tổ hợp: giáo dục công dân và địa lý. Lịch sử bao năm qua vẫn là môn học đang bị chính HS “quay lưng”. Nỗi trăn trở trong lòng người mỗi lúc mỗi lớn dần khi nhìn các bạn trẻ dần rời xa việc tìm về cội nguồn để thấu cảm với quá khứ xa xưa.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã khẳng định chắc nịch trong phiên chất vấn về những đổi mới cần phải có cách để níu giữ vị thế môn sử trong lòng HS. Đã đến lúc môn sử cần thay một “chiếc áo mới”.

Cải thiện thu nhập cho giáo viên dạy sử

Giáo dục môn lịch sử trong nhà trường hiện nay còn nhiều bất cập, thể hiện qua số lượng HS học giỏi môn lịch sử ngày càng ít. Với quan niệm cho rằng, học giỏi môn này sẽ không có tương lai. Bên cạnh đó, giáo viên dạy các môn tự nhiên thường có thu nhập cao hơn so với giáo viên dạy môn lịch sử nên một số trường học hiện nay đang thiếu giáo viên môn này.

Để khắc phục tình trạng này, cần nâng cao nhận thức của giáo viên và HS, phải coi trọng việc dạy và học môn sử trong nhà trường. Ngành giáo dục cần có giải pháp để nâng cao thu nhập của các giáo viên dạy môn lịch sử; đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống lịch sử thông qua nhiều thể loại như phim, ảnh, truyện tranh, pa nô, áp phích... để thu hút HS.

LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của tác giả Nguyễn Thị Thủy - Chuyên viên Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp, PGD Đặc Thù Cửa Nam thuộc Khối SME, Ngân hàng TMCP An Bình gửi tới cuộc thi viết về Nghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang do Cafef phối hợp với báo Trí thức trẻ tổ chức.

Tôi - một cô gái 24 tuổi - bắt đầu với nghề ngân hàng bằng sự hướng dẫn của Sếp về những kiến thức cơ bản để trở thành một người bán hàng, được đọc, tìm hiểu về các sản phẩm dịch vụ và quy trình cơ bản trong ngân hàng, rồi kiếm khách hàng với các phương thức khác nhau,…

Công việc đầu tiên của tôi là Telesales, tôi được gặp từ những khách hàng nhẹ nhàng từ, đến những khách hàng quát tháo ngay vì đã nghe quá nhiều cuộc điện thoại chào mua chào bán, rồi cả những người cúp máy ngay lập tức, và cả khách hàng nghe mình tư vấn rồi chốt lại là “không có nhu cầu”... Có tuần, tôi không chốt được khách hàng nào hẹn và sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Nhưng tôi không bỏ cuộc, tôi dặn lòng “mình gọi số lượng ít không hiệu quả, thì nghĩ lại xem là vì sao, không thì tăng số lượng lên..v.v rồi sẽ hiệu quả thôi”.

Rồi khi ra ngoài tìm khách hàng, có những ngày đi vài ba Showroom nội thành để hi vọng có thể làm quen được những người bạn Sale hãng xe, nhưng cũng chưa thể mang về một khách hàng nào, song tôi lại có thêm một, hai người bạn vào danh sách cần nhớ, hay một, hai số điện thoại lưu vào danh bạ, biết được tên vài ba công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải. Mọi thứ tôi đều ghi chép lại cẩ thận vì tin rằng một lúc nào đó sẽ cần đến.

Rồi có những ngày, mưa, nắng rong ruổi trên chiếc xe máy, tôi bắt đầu đi gặp những khách hàng đầu tiên. Chưa biết khách hàng sẽ ra sao nhưng tôi mừng lắm vì cuối cùng cũng có người đồng ý gặp mình. Nhưng vui thì vui vậy, nỗi buồn lại đến rất nhanh vì mãi mà tôi chẳng thể chốt được khách. Tôi chán nản và có lúc suy nghĩa rằng liệu nghề tín dụng này có hợp với mình không?

Tháng đầu tiên không có khách hàng, tôi lại tiếp tục. Tháng thứ 2, vẫn cứ tiếp tục, thế rồi tôi chốt được khách hàng cùng Sếp. Những tháng tiếp theo tôi bắt đầu đếm: 1 khách hàng, 2 khách hàng, rồi dần dần nhiều khách hàng hơn. Động lực với nghề trong tôi tăng dần lên và tôi bắt đầu thấy vui, thấy yêu cái nghề này hơn.

Bạn cùng lớp Đại học cũ của tôi bảo rằng “nghỉ việc đi, nên tìm việc khác, làm gì mà suốt ngày lăng xăng ngoài đường, đi sớm về muộn”. Nhưng không, tôi không sợ vất vả, tôi đã trót yêu nghề. Nghề tín dụng với tôi giống như một con ong thích đi tìm mật ngọt, dù rằng mới vào nghề tôi chưa thể nào đủ thời gian để cảm thụ vị mật ngọt đó nó có thực sự là “ngọt” đúng nghĩa hay không.

Còn nhớ khi mới đi làm được 2 tháng, tôi tình cờ được 1 người gọi điện giới thiệu cho khách hàng là một doanh nghiệp đang kinh doanh thiết bị văn phòng có nhu cầu vay vốn 4 tỷ đồng, thế chấp bằng bất động sản. Kinh doanh mà, có khách hàng thì ai cũng muốn. Thế là tôi đồng ý thẩm định đánh giá khách hàng được giới thiệu. Nhưng đến thời điểm cuối trước khi trình hồ sơ, người giới thiệu lại gặp và ra điều kiện với tôi là sẽ phải được thỏa thuận hoa hồng giới thiệu trước khi giải ngân với khách hàng với một tỷ lệ phần trăm cao tới mức mà tôi chưa từng nghĩ tới. Và sau đó họ sẽ “cảm ơn” tôi.

Sau thời gian suy nghĩ, với những thắc mắc luôn hiện ra trong đầu cũng như về những con số nhảy nhót, về việc thẩm định chưa hoàn thành... Rồi tôi quyết định chia sẻ thêm với Sếp. Người dìu dắt tôi khi ấy đã phân tích cho tôi rất rõ các vấn đề cũng như phương án giải quyết và để cho tôi tự đưa ra quyết định. Sau đó, tôi nói với Sếp rằng do một số yếu tố thẩm định còn yếu nên tôi quyết tâm từ bỏ khách hàng này. Ít lâu sau, tôi nghe tin, khách hàng suýt giúp tôi hoàn thành chỉ tiêu ấy đã có khoản nợ quá hạn nhiều tháng liền trong thời gian gần đây tại một ngân hàng khác.

Lúc bấy giờ ngồi nghĩ lại, nếu thời điểm đó, bản thân tôi vì cám dỗ của đồng tiền và vì KPIs đang được giao mà bất chấp làm hồ sơ thì không biết có hậu quả sẽ thế nào. Song sự việc ấy cũng đã để lại cho tôi một bài học đáng nhớ về cái nghề đầy cám dỗ, cũng có vô vàn phức tạp và nguy hiểm này.

Đừng bỏ cuộc khi mới chỉ bắt đầu

Xuất phát là một sinh viên tốt nghiệp trường Kinh tế nhưng tôi không theo học chuyên ngành Tài chính ngân hàng, vì vậy kiến thức về Tài chính ngân hàng đối với tôi thật sự là khó khăn. Mỗi ngày tôi phải tự phát triển các mối quan hệ, tìm thêm nhiều phương pháp để tiếp cận khách hàng từ anh chị, bạn bè đồng nghiệp..v.v, học hỏi thêm nhiều kiến thức chuyên sâu về tài chính ngân hàng, cách nhìn nhận khách hàng từ những người đi trước.

Nhiều khó khăn tôi phải trải qua, thậm chí trong số 5-6 bạn bè cùng vào ngành ngân hàng với tôi khi ấy chỉ còn mỗi tôi trụ lại với nghiệp tín dụng, nhưng tôi vẫn có niềm tin rằng khó không có nghĩa là không làm được, khó là bởi mình chưa cố gắng hết sức mà thôi và tôi vẫn quyết tâm ở lại với nghề. Và thành quả sau hơn 1 năm, tôi mang về dư nợ và lượng khách hàng đủ cảm thấy hài lòng, một con số mà tôi cũng không nghĩ là mình có thể làm được và vượt qua được trong thời gian qua. Tôi vui lắm mỗi khi nhớ lại khoảng thời gian qua mình đã làm và có được gì tích lũy.

Vinh quang đến thời điểm hiện tại của tôi đó chẳng phải là kiếm được bao nhiêu tiền lương, là đang ở vị trí nào, mà chỉ đơn thuần là những khách hàng chia sẻ bằng cả tấm lòng thành quả của chính mình để có được một doanh nghiệp như ngày hôm nay, niềm vui trong công việc đơn giản chỉ là tin nhắn khách hàng báo “doanh nghiệp cô hoạt động rất tốt, trước kì trả lãi cứ báo cô nộp trước vào tài khoản 1 tuần nhé”…Tôi tin rằng với những ai đã có tình yêu với nghề tín dụng thì đều muốn gắn bó với nó, như tôi vậy. Và tôi muốn nhắn nhủ với những bạn sắp bước vào nghề rằng hãy đừng từ bỏ khi mọi thứ mới chỉ bắt đầu, bạn nhé!

Mở đầu cuộc hội thoại hấp dẫn giúp bạn tạo ấn tượng và thiện cảm với người đối diện. Vậy để giao tiếp tốt hơn hãy cùng theo dõi bài học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu dùng để mở đầu cuộc hội thoại của thầy Amit nha.