Bắc Mỹ Là Châu Gì

Bắc Mỹ Là Châu Gì

Cùng học tên các lục địa (continents) nha!

Cùng học tên các lục địa (continents) nha!

Vì sao nên du học trung học Mỹ tại Green Visa?

Chương trình học bổng học bổng giao lưu văn hóa Mỹ và du học trung học phổ  Mỹ do chị Lê Nguyễn Việt Minh Bảo Xuyên phụ trách. Chị Xuyên đã công tác trong lĩnh vực du học hơn 15 năm, từng phụ trách chương trình du học Mỹ ở nhiều đơn vị khác nhau.

Với kiến thức rộng, chuyên môn sâu đặc biệt về du học trung học Mỹ, chị Xuyên đã hỗ trợ cho hàng trăm du học sinh Mỹ đậu visa và chọn được ngôi trường yêu thích. Nhiều người trong số đó đã thành danh trên con đường học tập và cuộc sống.

Để được tư vấn du học Mỹ, Quý Phụ huynh và học sinh có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại:

Quan hệ thẩm mỹ và đời sống thẩm mỹ

Trong vô vàn quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội: quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, đạo đức… có quan hệ thẩm mỹ. Một vừng trăng, một dòng sông, một cơn gió…, một lâu đài, một hành vi cao thượng, một bức tranh… là những hiện tượng tựu nhiên xã hội trong quan hệ với con người nó bộc lộ nhiều phẩm giá khác nhau: giá trị kinh tế, giá trị chính trị, giá trị văn hóa, giá trị khoa học… và giá trị thẩm mỹ.

Điều đó có nghĩa là, trong quá trình đồng hóa thế giới, con người không chỉ biết đồng hóa thế giới về cái có ích, mà còn biết đồng hóa thế giới về cái thẩm mỹ. Vừng trăng, dòng sông, cơn gió,… con người không chỉ thấy ở nó những giá trị thực dụng cho sinh hoạt và đời sống như: ánh sáng soi đường, nước tưới cho đồng ruộng, gió làm căng buồm, đẩy thuyền ra khơi…, mà còn thấy nó đẹp, còn thích thú về nó- một sự thích thú vô tư, không vụ lợi. Nghĩa là, ánh trăng ấy, dòng sông ấy, ngọn gió ấy… không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu thực dụng mà còn khơi dậy ở con người những rung cảm, những xúc động, những xao xuyến của tâm hồn- tạo ra ở con người những cảm xúc thẩm mỹ.

Đồng hóa thế giới về mặt thẩm mỹ cũng chính là quan hệ thẩm mỹ đối với thế giới, cũng chính là đời sống thẩm mỹ của con người. Các phương diện con người đồng hóa thế giới về mặt thẩm mỹ, bao gồm:

Tiếp nhận, hưởng thụ, chiếm lĩnh các phương diện thẩm mỹ của hiện thực.

Sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ qua :

Như thế, đồng hóa thế giới về mặt thẩm mỹ, không đơn giản chỉ tiếp nhận, hưởng thụ, mà quan trọng là con người sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ mới cho hiện thực, bổ sung, làm phong phú thêm mặt thẩm mỹ của hiện thực; tạo ra một tự nhiên thứ hai thông qua hoạt động sáng tạo vật chất cũng như sáng tạo tinh thần: lao động sản xuất, hoạt động khoa học, sinh hoạt và đời sống. Đặc biệt, hoạt động sáng tạo nghệ thuật là nơi thể hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất, nổi bật nhất đời sống thẩm mỹ của con người.

Ý nghĩa của quan hệ thẩm mỹ, đời sống thẩm mỹ:

Đời sống con người có hai bộ phận: đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Cả hai bộ phận đó đều có tầm quan trọng của mình.

Nếu thiếu đời sống vật chất thì con người chết ngay. Nhưng thiếu đời sống tinh thần thì con người chưa chết ngay. Con người ăn ở trước múa hát sau (C.Mác). Đối với một con người đang đói lả, không có hình thức tính người của thức ăn. Con người quẫn bách, nặng trĩu lo âu, không cảm nhận được gì dù trước một cảnh đẹp (C.Mác).

Tuy vậy, nếu nhu cầu vật chất được thỏa mãn, nhưng không có nhu cầu tinh thần thì con người chỉ tồn tại như là một con người sinh vật chứ không như là con người xã hội. Đời sống tinh thần, đặc biệt là đời sống thẩm mỹ của con người là thước đo giống loài, là tiêu chuẩn để phân biệt con người với con vật, là sự khẳng định mình như là một sức mạnh bản chất của con người (C.Mác).

Nhà nghiên cứu Biêlinski đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cảm xúc thẩm mỹ: Cảm xúc về cái kiều diễm là một điều kiện làm nên phẩm giá con người: phải có nó mới có thể có được trí tuệ, phải có nó nhà bác học mới cất mình lên tới những tư tưởng tầm cỡ thế giới, mới hiểu được bản chất và các hiện tượng trong tính thống nhất của chúng; phải có nó người cộng sản mới có thể hiến dâng cho tổ quốc những hoài vọng cá nhân, lẫn những lợi ích riêng tư của mình; phải có nó con người mới không qụy ngã dưới sức đè nặng trĩu của cuộc đời và làm nên những chiến công. Thiếu nó, thiếu đi cái cảm xúc ấy, sẽ không có thiên tài, không có tài năng, không có trí thông minh, mà chỉ còn lại một thứ đầu óc tỉnh táo một cách ti tiện cần thiết cho thói sinh hoạt thường ngày trong nhà, cho những tính toán nhỏ nhen của bệnh ích kỉ. Kẻ nào khi nghe một bản nhạc nhảy, chỉ nhún nhảy đôi chân, mà lòng không rung động, lồng ngực không mệt mỏi, tâm hồn không xao xuyến; kẻ nào khi nhìn một bức tranh chỉ thấy đấy là những đồ vật của bảo tàng được dùng để trang hoàng căn phòng và chỉ thích thú với mỗi sự gia công tinh xảo của nó; kẻ nào không yêu thơ hồi còn trẻ; kẻ nào chỉ biết thấy vở kịch là một tiết mục sân khấu, còn tiểu thuyết là một chuyện kể cho khuây khỏa lúc buồn, kẻ đó không phải là người…

Mỹ học là khoa học về bản chất của ý thức thẩm mỹ và hoạt động thẩm mỹ của con người, nhằm khám phá, phát minh ra những giá trị trên cơ sở quy luật của cái đẹp, trong đó có nghệ thuật là giá trị cao nhất.

Mỹ học nghiên cứu ý thức thẩm mỹ của con người. Mỹ học nghiên cứu những cấp độ hoạt động của ý thức thẩm mỹ của con người với tư cách là chủ thể thẩm mỹ, bao gồm: những đặc điểm của ý thức thẩm mỹ, cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, lí tưởng thẩm mỹ.

Mỹ học nghiên cứu các phạm trù mỹ học. Mỹ học nghiên cứu các phạm trù mỹ học như là những công cụ của tư duy nhằm nhận thức, đánh giá các hiện tượng thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật.

Mỹ học nghiên cứu nghệ thuật như là một lĩnh vực thẩm mỹ. Mỹ học nghiên cứu bản chất, đặc trưng của nghệ thuật- lĩnh vực hoạt động trung tâm của sự sáng tạo ra những giá trị theo quy luật của cái đẹp.

Một khoa học muốn tồn tại, phải có 3 điều kiện cơ bản:

Như vậy, đối tượng là một trong 3 điều kiện xác định sự tồn tại của một khoa học. Xác định đối tượng của mỹ học là xác định phạm vi nghiên cứu của mỹ học. Cũng tức là trả lời câu hỏi: mỹ học nghiên cứu những gì? Những phương diện nào của hiện thực thuộc phạm vi nghiên cứu của mỹ học?

Các quan niệm khác nhau về đối tượng mỹ học

a. Những quan niệm của mỹ học trước Mác

Mỹ học, ở phương Tây, theo nguyên nghĩa tiếng Hylạp là extêdix (aisthèsis), tiếng Pháp: esthétique, tiếng Anh: aesthetic, có nghĩa là trực giác học, tức khoa học về nhận thức của cảm giác (chỉ sự hoạt động tâm lí khi nhận thức sự vật bằng cảm tính, trực giác). Ở phương Đông (Trung Quốc, Việt Nam… ), mỹ học, theo nghĩa chiết tự của từ này là khoa học về thẩm mỹ. Khái niệm mỹ học, ở phương Đông, vì vậy, lại thiên về chỉ đặc tính của sự vật, hiện tượng khách quan.

Vậy, mỹ học nghiên cứu cái gì? Phương diện nào, chủ thể hay khách thể? Con người, bản chất của nó là sự tổng hòa của rất nhiều mối quan hệ. Trước một hiện tượng đời sống, con người bộc lộ rất nhiều mối quan hệ: quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp lí, quan hệ tôn giáo… và quan hệ thẩm mỹ. Trong từng quan hệ ấy, con người có những khoa học riêng để nghiên cứu về nó. Ở quan hệ kinh tế, có khoa kinh tế học, ở quan hệ chính trị có khoa chính trị học, ở quan hệ đạo đức có khoa đạo đức học .v.v… và ở quan hệ thẩm mỹ có khoa mỹ học. Như vậy, mỹ học có nhiệm vụ nghiên cứu quan hệ thẩm mỹ, hay nghiên cứu phương diện đời sống thẩm mỹ của con người.

Nói tới quan hệ là nói tới chủ thể và khách thể, nói tới chủ quan và khách quan. Nói quan hệ thẩm mỹ, đời sống thẩm mỹ, là nói tới chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ. Vậy, chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ là gì?

Chủ thể thẩm mỹ là con người xã hội với tư cách là kẻ đồng hóa thế giới về mặt thẩm mỹ. Những phương diện của chủ thể thẩm mỹ, mà mỹ học cần nghiên cứu, bao gồm:

– Ý thức thẩm mỹ: Ý thức thẩm mỹ là một bộ phận của ý thức xã hội. Nó là một hình thức phản ánh cấp cao riêng có ở con người. Ý thức thẩm mỹ là toàn bộ quá trình tâm lí tích cực tham gia vào sự hiểu biết của con người đối với thế giới khách quan và sự tồn tại thực sự của nó về phương diện thẩm mỹ. Ý thức thẩm mỹ bao gồm:

– Hoạt động thẩm mỹ: Hoạt động thẩm mỹ là tất cả các lĩnh vực hoạt động sáng tạo và tiếp nhận của con người nói chung, mà cái đẹp luôn là thước đo đi liền bên cạnh những thước đo thực dụng khác, bao gồm:

Chủ thể thẩm mỹ được phân chia ra làm 2 loại: chủ thể sáng tạo và chủ thể thưởng thức. Chủ thể sáng tạo trước hết là các nghệ sĩ (người sáng tác và người biểu diễn). Ngoài ra, chủ thể sáng tạo còn là con người lao động nói chung. Vì họ là những người sáng tạo thế giới theo quy luật của cái đẹp. Chủ thể thưởng thức là tất cả những con người với tư cách những kẻ tiếp nhận, hưởng thụ những giá trị thẩm mỹ.

Khách thể thẩm mỹ là toàn bộ hiện thực khách quan trong quan hệ với con người bộc lộ những giá trị thẩm mỹ. Cơ sở để các nhà mỹ học Mácxít xem xét đối tượng mỹ học là phản ánh luận của Lênin: tồn tại thẩm mỹ là tính thứ nhất, ý thức thẩm mỹ là tính thứ hai. Không thể có ý thức thẩm mỹ, nếu không có khách thể thẩm mỹ, những thuộc tính thẩm mỹ trong hiện thực. Những thuộc tính thẩm mỹ tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con người cảm thụ chúng. Tuy vậy, quan niệm này của mỹ học hiện đại khác hẳn quan niệm của phái duy tự nhiên. Phái duy tự nhiên cho rằng những thuộc tính thẩm mỹ của hiện thực là những thuộc tính tự nhiên, có sẵn trong tự nhiên, có trước con người. Những thuộc tính đó bao gồm: sự hài hòa, cân đối, sự thống nhất trong cái đa dạng…, tức, những thuộc tính toán học, vật lí học của tự nhiên.

Mỹ học hiện đại quan niệm tính thẩm mỹ là một thuộc tính xã hội của hiện thực. Điều đó có nghĩa là, thuộc tính thẩm mỹ của hiện thực không phải là những thuộc tính tự nhiên, vốn có của sự vật, tồn tại bên ngoài xã hội, có trước xã hội. Không phải mọi thuộc tính của hiện thực đều có sẵn, có trước xã hội loài người. Những thuộc tính xã hội của hiện thực chỉ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Ngọn núi kia có từ trước khi có con người, nhưng chỉ từ khi có con người, trong quan hệ với con người nó mới bộc lộ thuộc tính xã hội của mình:

Che lấp mặt trời chẳng thấy người thương

Cái độc ác: cao, che lấp mặt trời, che mất người thương của núi là một thuộc tính khách quan của nó, và chỉ bộc lộ trong quan hệ với con người mà thôi.

Mặt trăng kia có trước con người, nhưng chỉ khi có con người, trăng mới có tính người:

Trăng vờn mặt nước, trăng như mặt người

Ở đây, ta không được hiểu khách thể thẩm mỹ như là tồn tại khách quan, đánh đồng khách thể thẩm mỹ với tồn tại khách quan. Song cũng không phải vì thế mà hiểu tính thẩm mỹ không có tính khách quan. Cần phân biệt tính khách quan và tính tự nhiên của đối tượng. Tính tự nhiên của đối tượng thì có trước con người, đó là những thuộc tính vật lí, hóa học, toán học… Còn tính khách quan của đối tượng là xét nó trong quan hệ với con người (quan hệ khách thể- chủ thể). Những thuộc tính tự nhiên ấy trong quan hệ với con người có tác dụng khác nhau đối với sự tiến bộ của xã hội, và do đó bộc lộ những thuộc tính thẩm mỹ khác nhau. Như vậy, những thuộc tính tự nhiên của đối tượng có ý nghĩa như là cơ sở vật chất, tự nhiên, khách quan của thuộc tính thẩm mỹ.

Thuộc tính thẩm mỹ là một giá trị xã hội. Luận điểm này dựa trên học thuyết Mác- Lênin về vai trò của thực tiễn xã hội trong quá trình con người đồng hóa thế giới. Những thuộc tính thẩm mỹ của các sự vật, hiện tượng của thế giới nảy sinh trong quá trình thực tiễn, mà nguyên nhân là lao động xã hội. Quá trình lao động cải tạo tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ mình chính là quá trình nhân hóa tự nhiên của con người. Tức, quá trình tự nhiên bộc lộ những thuộc tính xã hội của mình, trong đó có thuộc tính thẩm mỹ. Do đó, tuy nói giá trị xã hội của tự nhiên nhưng giá trị ấy vẫn tồn tại khách quan.

Khách thể thẩm mỹ có một phạm vi vô cùng rộng lớn và phức tạp. Tuy nhiên cũng có thể chia khách thể thẩm mỹ ra làm 2 phương diện. Phương diện tự nhiên thứ nhất và phương diện tự nhiên thứ hai. Khách thể thẩm mỹ, về phương diện tự nhiên thứ nhất, bao gồm các hiện tượng tự nhiên trong quan hệ với con người bộc lộ những thuộc tính thẩm mỹ. Khách thể thẩm mỹ, về phương diện tự nhiên thứ hai, là các sản phẩm do con người làm ra theo quy luật của cái đẹp, trong đó có nghệ thuật là nơi biểu hiện tập trung nhất, cao nhất quy luật của cái đẹp.

Tóm lại, đối tượng của mỹ học là đời sống thẩm mỹ của con người.

a. Mỹ học thời Hy Lạp – La Mã cổ đại: Tư tưởng mỹ học Hy-La cổ đại đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển cả về sau này. Nhiều vấn đề quan trọng nhất về bản chất, vai trò xã hội của đã được đặt ra. Học thuyết về sự bắt chước của nghệ thuật đã nhấn mạnh sự tuỳ thuộc của nghệ thuật đối với thế giới thực tại. Tư tưởng về ý nghĩa giáo dục của nghệ thuật được phát triển rộng rãi. Những vấn đề về loại hình và loại thể, về nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật cũng được giải quyết.

Aristote (384-322 trước CN), ngả theo con đường triết học duy vật, tư tưởng mỹ học của Aristote là tư tưởng mỹ học duy vật. Cuốn Thi học của ông có thể coi là công trình tổng hợp tư tưởng mỹ học phương Tây cổ đại. Ông quan niệm cái đẹp gắn liền với hiện thực khách quan: Những hình thái chủ yếu của cái đẹp là trật tư trong không gian và thời gian, là tính tương ứng và tính chính xác.

Học thuyết về sự bắt chước của ông đã xem nghệ thuật như là một hành động sáng tạo, không quy nghệ thuật vào sự sao chép máy móc tự nhiên, giản đơn. Aristote nhấn mạnh vai trò nhận thức to lớn của sáng tạo nghệ thuật, do chỗ, nghệ thuật không phải bắt chước cái đơn giản nhất mà là cái có thể xảy ra, nghệ thuật chú ý tập trung vào cái chung, cái hợp quy luật chứ không phải cái đơn nhất, cái ngẫu nhiên. Aristote còn lý giải một cách sâu sắc việc phân chia nghệ thuật ra thành ba loại: tự sự, trữ tình và kịch. Cách phân chia này đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa.

b. Mỹ học thời Trung cổ: Thời Trung cổ, triết học duy tâm chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị, mỹ học và lý luận nghệ thuật tiến bộ bị thần học duy tâm bóp nghẹt.

Augustin (354-430) là cha đẻ của giáo hội, cho rằng Chúa là nguồn gốc mọi cái đẹp và Chúa là cái đẹp cao quý nhất. Ông cho rằng nghệ thuật không nên gợi lên một hứng thú gì khác mà phải tìm hứng thú trong ý niệm gắn với chúa.

c. Mỹ học thời Phục hưng: Thời Phục hưng là thời kỳ nảy sinh quan hệ tư bản chủ nghĩa ở châu Âu. Đây là thời kỳ tư tưởng mỹ học duy vật được phát triển mạnh trên cơ sở tiếp thu tư tưởng duy vật thời Cổ đại. Thời kỳ này sinh ra những con người khổng lồ đấu tranh chống văn hóa Phong kiến- giáo hội Trung cổ. Tư tưởng mỹ học của những nhà nhân văn thời kỳ này thấm nhuần những nguyên lý khẳng định cuộc sống, lạc quan, tích cực. Điểm nổi bật về lý luận thời kỳ này là xem sáng tạo nghệ thuật như là một hoạt động bắt chước với ý nghĩa tái hiện chính xác thực tại cụ thể lịch sử với tất cả dáng vẻ huy hoàng và hình thức cảm tính của nó.

Anberti (1404-1472) đòi hỏi tái hiện hiện thực một cách chính xác, nhưng ông xa lạ với lối sao y nguyên đối tượng theo lối tự nhiên chủ nghĩa: Chúng ta lựa chọn một loạt vật thể đẹp nhất theo ý kiến những kẻ thông thạo về mặt này, và ở những vật thể đó, chúng ta mượn lấy những kích thước cần cho chúng ta, rồi sau đó, so sánh chúng với nhau và gạt bỏ những gì thái quá về mặt này, mặt nọ, chúng ta rút ra được những độ lớn, bé, trung bình, cao thấp, sao cho, những độ này ăn khớp với toàn bộ việc đo lường dựa vào biện pháp tuyển chọn ấy.

d. Mỹ học chủ nghĩa Cổ điển: Nước Pháp thế kỷ XVII là tổ quốc của những tư tưởng mỹ học chủ nghĩa Cổ điển. Công lao cơ bản của mỹ học Cổ điển là ở chỗ họ tôn sùng lý trí, đặt lý trí lên cương vị thẩm phán tối cao đối với sáng tạo nghệ thuật. Họ giáng một đòn chí mạng vào nghệ thuật phong kiến vô chính phủ và tôn giáo.

Boileau (1636-1711) là nhà lập pháp, nhà lý luận nổi tiếng của chủ nghĩa Cổ điển. Tiếp thu truyền thống duy vật thời Cổ đại và thời Phục hưng, chịu ảnh hưởng trực tiếp triết học duy lý của Descartes, Boileau cho nghệ thuật là sự bắt chước tự nhiên, gạt bỏ đề tài tôn giáo thần bí. Nhưng tự nhiên theo ông quan niệm, là tự nhiên đã được thanh khiết hóa bởi lý trí. Ông đề cao hơn hết lý trí trong nghệ thuật. Vì vậy, tính chính xác của điển hình, tính trong sáng của hình tượng, tính nghiêm chỉnh của ngôn ngữ, tính đáng tin cậy của những gì được miêu tả.v.v… là tiêu chuẩn của nghệ thuật. Đề cao thái quá lý trí trong nghệ thuật, ông đã gạt bỏ cảm xúc ra ngoài cái đẹp. Ông còn chủ trương một thứ đẳng cấp trong nghệ thuật. Chân lý nghệ thuật, theo ông, là phù hợp với thị hiếu của giới quí tộc; ông đã gạt bỏ nhân dân ra ngoài nghệ thuật cả về mặt đối tượng phản ánh và cả về mặt chủ thể nhận thức.

đ. Mỹ học thời Khai sáng: Chủ nghĩa Khai sáng ra đời ở thế kỷ XVIII trong cuộc đấu tranh chống lại các khuynh hướng lý tưởng hóa của Chủ nghĩa Cổ điển. Đại biểu của nó là những người mang tư tưởng khai sáng – ủng hộ việc khai hóa cho nhân dân. Đây là thời kỳ đã hình thành những cơ sở lý luận mỹ học, mỹ học được tách ra khỏi triết học để tồn tại với tư cách là một khoa học độc lập. Người có công đầu trong việc này là giáo sư mỹ học người Đức, tên là Baumgarten.

Diderot (1713-1784) mở rộng đối tượng cho nghệ thuật, ông kêu gọi người làm nghệ thuật phải đi tìm những gì xẩy ra ở đường phố, quan sát công việc ở chợ búa… Ông đã có kiến giải về điển hình nghệ thuật – nghệ thuật phải qua cái riêng, cái cụ thể để phản ánh cái chung, cái khái quát.

Lessing (1729-1787) cũng đòi mở rộng diện phản ánh cho nghệ thuật. Trước đây, nghệ thuật chỉ mô tả cái  đẹp trong cuộc sống. Nhưng ngày nay, nghệ thuật có quyền mô tả cái xấu. Tiến gần đến cách giải quyết duy vật và biện chứng những vấn đề cơ bản của mỹ học, ông đã khắc phục được phần lớn các quan điểm siêu hình về sáng tạo nghệ thuật, chống lại những người theo chủ nghĩa Cổ điển – xem nghệ thuật Cổ điển là mẫu mực và yêu cầu bắt chước nghệ thuật đó.

Goethe (1740-1832) gắn chặt nghệ thuật với thời đại. Nghệ sĩ là con đẻ của thời đại. Tác phẩm là tấm gương thời đại. Đây là tư tưởng cơ bản xuyên suốt các công trình nghiên cứu và sáng tác của ông. Đồng thời, ông chống lại việc lặp lại thời đại, sao chép một cách nô lệ tất cả các mẫu tự thuộc hệ thống mẫu tự vĩ đại nhất của thiên nhiên . Bởi vì, ông giải thích: Tất cả những gì mà ta trông thấy quanh mình mới chỉ là nguyên liệu mà thôi. Cống hiến lớn lao nhất của Goethe là ông đã tiến gần đến nhận thức đúng đắn về tính biện chứng giữa cái chung và cái riêng: Cái riêng vĩnh viễn thuộc vào cái chung; cái chung vĩnh viễn được lĩnh hội qua cái riêng.

e. Mỹ học Duy tâm Cổ điển Đức: Với tư tưởng mỹ học và lý luận nghệ thuật Đức cuối XVIII đầu XIX, tư tưởng mỹ học nhân loại đạt tới mức phát triển cao. Sự cống hiến cơ bản của các nhà triết học duy tâm Đức là ở chỗ họ đã tìm cách lý giải bằng phép biện chứng những vấn đề chủ yếu nhất của mỹ học, mặc dù sự lý giải đó dựa trên một cơ sở duy tâm. Đến đây, lý luận nghệ thuật nhân loại đã tồn tại với tư cách là một khoa học độc lập.

Hégel (1770-1831), mỹ học của ông là đỉnh cao của mỹ học duy tâm cổ điển Đức và là đỉnh cao của mỹ học duy tâm trước C.Mác. Tư tưởng mỹ học của ông vừa mang yếu tố duy tâm vừa mang yếu tố biện chứng, ông xem cái đẹp là hiện thân của ý niệm tuyệt đối và khi nào ý niệm của nó trực tiếp với hiện tượng bên ngoài của nó trong một thể thống nhất thì ý niệm không những thật mà còn đẹp nữa. Nếu gạt bỏ đi cái vỏ duy tâm, trong quan niệm về cái đẹp của mình, Hégel thấy được sự thống nhất giữa lý tính và cảm tính, giữa nội dung và hình thức. Ông đã dự cảm được sự phát triển của nghệ thuật mà ưu điểm là thấy được sự thù địch của chủ nghĩa tư bản với nghệ thuật.

f. Mỹ học Dân chủ Cách mạng Nga: Đây là giai đoạn cao nhất của quá trình phát triển lý luận nghệ thuật duy vật trước Mác. Nhiều kiến giải của các nhà dân chủ cách mạng Nga về đối tượng, về chức năng về tính đặc trưng của nghệ thuật.v.v… tiếp cận với mỹ học Mácxít.

Biélinski (1811-1848), người sáng lập nên nền mỹ học dân chủ cách mạng Nga. Ông coi nghệ thuật là cái tái hiện hiện thực; cuộc sống là đối tượng của nghệ thuật. Ông xem nghệ thuật là một sự phân tích xã hội, một tiếng kêu đau khổ, một lời ca sung sướng, một câu hỏi đặt ra hay một câu trả lời. Đặc biệt ông thấy được đặc thù của nghệ thuật là tái hiện cuộc sống bằng hình tượng. Ông cũng có kiến giải sâu sắc về điển hình, về tính nhân dân và tính dân tộc của nghệ thuật.

Tchernuchevski (1828-1889). Cống hiến quan trọng của ông là đặt nền tảng cho quan điểm duy vật về nghệ thuật. Ông tìm cái đẹp trong thực tại, cái đạp là cuộc sống, nghệ thuật là phương tiện nhận thức cuộc sống. Từ đó ông rất căm thù loại nghệ thuật thuần tuý, duy tâm.