Truyền thông đại chúng là một trong 2 ngành thuộc lĩnh vực truyền thông của Viện Báo chí nhà AJC. Ngành này cũng sẽ giúp các bạn sinh viên có kiến thức và kỹ năng để sản xuất các sản phẩm truyền thông mang tính đại chúng nhưng không sâu như Truyền thông đa phương tiện mà sẽ nghiêng về hướng đưa ra ý tưởng và content với các sản phẩm như in ấn, nghe nhìn, dự án,…
Truyền thông đại chúng là một trong 2 ngành thuộc lĩnh vực truyền thông của Viện Báo chí nhà AJC. Ngành này cũng sẽ giúp các bạn sinh viên có kiến thức và kỹ năng để sản xuất các sản phẩm truyền thông mang tính đại chúng nhưng không sâu như Truyền thông đa phương tiện mà sẽ nghiêng về hướng đưa ra ý tưởng và content với các sản phẩm như in ấn, nghe nhìn, dự án,…
Cử nhân ngành Truyền thông đại chúng khi ra trường có thể “bơi” trong đại dương xanh với vô vàn vị trí công việc khác nhau trong ngành truyền thông đó nhé. Bởi nhu cầu nhân lực ngành này rất lớn cùng số lượng lớn các cơ quan, doanh nghiệp truyền thông đang phát triển như hiện nay.
Sinh viên Truyền thông đại chúng của AJC ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm (Fanpage: VIỆN BÁO CHÍ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Các vị trí các bạn sẽ đảm nhiệm được sau khi ra trường gồm:
– Chuyên viên sáng tạo nội dung truyền thông thực hiện công việc cụ thể như copywriter, viết kịch bản truyền thông, quay phim, chụp ảnh, dựng phim, thiết kế các loại hình sản phẩm truyền thông đại chúng .
– Cán bộ truyền thông tại các phòng, ban của các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp ngành Văn hóa, Thông tin – Truyền thông và các ngành có liên quan.
– Chuyên viên quản trị truyền thông trong các công ty truyền thông, Marketing, hoạt động truyền thông của các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu.
– Chuyên viên tổ chức sự kiện truyền thông, các chương trình quảng cáo, sự kiện quảng bá thương hiệu công ty,..
– Phóng viên, nhà báo tại các cơ quan Báo chí, tạp chí, Đài phát thanh, Đài truyền hình.
– Biên tập viên tại cơ quan báo chí, truyền thông, viết bài, biên tập bài cho website, Fanpage của công ty, doanh nghiệp.
– Chuyên viên phát triển và ứng dụng sản phẩm truyền thông đại chúng thực hiện công tác nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các kênh truyền thông đại chúng, tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh trong các công ty, doanh nghiệp.
– Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, trường nghề chuyên nghiệp, trường THPT trên khắp cả nước.
Nếu bạn đang tìm một ngành học vừa năng động, sáng tạo vừa có cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn thì không nên bỏ qua Truyền thông đại chúng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đâu nhé. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về ngành và đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.
Đến với Chương trình Cử nhân QTKD chuyên ngành Báo chí và Truyền thông đại chúng của Đại học Minh Truyền (Đài Loan) hợp tác đào tạo với trường Đại học Ngoại thương, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về các nguyên tắc cơ bản, hiểu được trách nhiệm và đạo đức của lĩnh vực báo chí và truyền thông đại chúng. Trong chương trình JMC, ngoài lý thuyết thì thực hành không kém phần quan trọng, do đó nhà trường cũng sẽ đưa vào các môn học hướng dẫn sử dụng các công nghệ tiên tiến để thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp, giúp các bạn nắm vững các kỹ thuật truyền thông hữu ích cho các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các môn học đặc thù của chuyên ngành.
Trong thời gian hai năm đầu theo học chương trình tại Việt Nam, sinh viên sẽ được đào tạo các kỹ năng báo chí cơ bản, bổ cập những nền tảng kiến thức vững chắc nhằm định hướng cho sinh viên đưa ra sự lựa chọn về các nhóm môn học chuyên ngành tập trung sau khi chuyển tiếp học tại Đài Loan. Chương trình cung cấp các khóa học cơ bản thuộc 4 nhóm dưới đây:
1. Narrative in Journalism – Báo chí
Các môn học cơ bản có trong nhóm lĩnh vực đào tạo sản xuất tin tức báo chí bao gồm:
News Reporting and Writing: Báo cáo và viết bản tin là môn học phù hợp với các bạn có đam mê về ngành báo chí, sinh viên sẽ được giới thiệu về nền tảng của việc lấy tin tức, hướng dẫn cách nghiên cứu thị trường hoặc trình bày, thể hiện thông tin trước công chúng. Môn học sẽ hỗ trợ sinh viên phát triển năng khiếu viết lách và định hướng cho các bạn có mong muốn trở thành phóng viên, biên tập viên truyền hình. Đồng thời cũng đòi hỏi ở sinh viên những khả năng về ngôn từ bằng tiếng Anh, hỗ trợ sinh viên cải thiện và phát triển tiềm năng bản thân.
News Editing and Producing: Ngoài việc rèn luyện kỹ năng viết lách cho ấn phẩm, chương trình còn cung cấp môn học Biên tập và Sản xuất tin tức, tạo cơ hội cho các sinh viên được tham gia nghiên cứu và trình bày tin tức theo ý tưởng độc lập. Ở môn học này, sinh viên sẽ được tiếp cận sâu hơn đến lĩnh vực sản xuất tin tức như biên tập nội dung, video hoặc hình ảnh. Đây là môn học phù hợp phát triển về công việc biên tập viên, xây dựng các chương trình, phóng sự, xử lý khâu âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng.
Graphics and Design: Thiết kế đồ họa thuộc lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng, sự kết hợp giữa chữ viết và hình ảnh bằng phần mềm thiết kế nhằm tạo ra những sản phẩm truyền thông với mục đích duy nhất là hướng người xem đến thông điệp cụ thể. Môn học thiết kế đồ họa sẽ hướng dẫn sinh viên những kiến thức về nền tảng nghệ thuật và kỹ năng thiết kế sản xuất các ấn phẩm báo chí, bìa sách hoặc poster và banner thuộc danh mục ấn phẩm quảng cáo. Những nghề nghiệp áp dụng môn học Thiết kế đồ họa bao gồm: Chuyên gia thiết kế hình ảnh báo chí, ấn phẩm truyền thông; Chuyên viên tư vấn thiết kế, sáng tạo biên tập.
2. Advertising and Public Relations – Quảng cáo và Quan hệ Công chúng
Trong nền kinh tế ngày một phát triển, ngành truyền thông xuất hiện giúp đẩy mạnh quảng bá thương hiệu đến với công chúng cả về phương tiện truyền thống cho đến hiện đại. Vì vậy nhóm Quảng cáo và Quan hệ Công chúng trở thành nhóm ngành tất yếu cần có trong môi trường quốc tế. Những môn học xây dựng nền tảng cơ bản bao gồm:
Principles of Public relations: Đến với môn học Các nguyên tắc Quan hệ công chúng, các bạn sẽ được đào tạo để nắm rõ được các khái niệm cơ bản và nguyên tắc đạo đức khi tham gia vào các kế hoạch xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ hai chiều giữa một tổ chức với công chúng, nhận thức rõ tầm quan trọng của mối quan hệ với giới truyền thông.
Strategies in PR: Kết hợp với môn học Nguyên tắc trong Quan hệ công chúng, môn học Các chiến lược Quan hệ công chúng ra đời nhằm cung cấp thông tin chi tiết hơn trong việc thực hiện các chiến dịch quan hệ công chúng. Đây là môn học phù hợp cho các bạn có đam mê trong việc phát triển chiến lược, yêu thích những công việc sáng tạo ra những bức phá mới trong ngành quảng bá truyền thông.
Introduction to Advertising and Integrated brand Communication: Giới thiệu về Quảng cáo và truyền thông thương hiệu tích hợp là môn học sẽ đem đến cho các bạn những kiến thức tổng quát các sản phẩm liên quan đến việc quảng bá bản sắc thương hiệu một cách nhất quán nhằm giúp công chúng nhận diện thương hiệu bao gồm các quảng cáo trên báo chí, bản tin, thông tin chia sẻ từ KOLs.
Các môn học trên sẽ cho bạn cơ hội áp dụng những kỹ năng về truyền thông để tiến hành các công việc liên quan đến làm việc với báo chí, các đơn vị đối tác để quản lý hình ảnh thương hiệu cho công ty như chuyên viên PR, chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng.
3. Digital Media and Production – Truyền thông kỹ thuật số
Visual Image Processing: Xử lý hình ảnh trực quan là môn học hướng dẫn các bạn những thao tác liên quan đến xử lý hình ảnh thông qua các công cụ hoặc phần mềm nhằm tạo ra những sản phẩm truyền thông kỹ thuật số. Đây là môn học hỗ trợ các bạn trong quá trình tiếp cận nhóm ngành sản xuất sản phẩm truyền thông, phù hợp với các bạn trẻ có năng khiếu dựng phim và thiết kế hình ảnh trong phim, có mong muốn trở thành nhà sản xuất cho các chương trình, phim ảnh hoặc thiết kế sản phẩm phim âm nhạc trong tương lai.
4. Communication and Society – Nghiên cứu về Giao tiếp và Xã hội
Cross-cultural communication: Trong thế giới 4.0 kết nối toàn cầu ngày nay, làm việc với những người đến từ các nền văn hóa khác nhau là điều thường thấy trong lĩnh vực truyền thông. Công chúng có thể ở cách xa nửa vòng trái đất, hoặc các đối tác có thể vừa chuyển đến từ một quốc gia khác. Và để nắm giữ sự thành công trong môi trường toàn cầu này, điều quan trọng là phải biết cách giao tiếp đa văn hóa. Do vậy, môn học Giao tiếp đa văn hóa trở thành một môn học nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiểu biết giữa các nền văn. Môn học sẽ đem đến những nội dung sẽ bao gồm những chủ đề xoay quanh những đặc điểm cơ bản của các nền văn hoá quốc tế, giải thích những khái niệm về giao tiếp cơ bản, xây dựng các kế hoạch cải thiện kỹ năng giao tiếp.
Ngoài các khóa rèn luyện kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực truyền thông, còn có những môn học thiết thực giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp tham gia vào thị trường truyền thông quốc tế. Với mong muốn đào tạo lớp trẻ khả năng phân tích, biên dịch, sản xuất và báo cáo tin tức, chương trình JMC sẽ trang bị cho sinh viên sự tự tin để thu thập, xử lý, phân tích và sử dụng thông tin để họ học cách lắng nghe, giao tiếp và thể hiện bản thân.
Thông tin về chương trình có thể tham khảo tại Website http://cs2.ftu.edu.vn/tuyen-sinh/chuong-trinh-dao-tao-quoc-te/chuong-trinh-cu-nhan-iccc/gioi-thieu-chuong-trinh-cu-nhan-qtkd-chuyen-nganh-bao-chi-truyen-thong-dai-chung/
Là ngôi trường duy nhất ở Việt Nam hiện nay đào tạo chuyên ngành Truyền thông Đại chúng, Học viện hàng năm luôn nhận được nhiều câu hỏi từ các bậc phụ huynh và các em học sinh về ngành, đặc biệt là điểm chuẩn. Để giải đáp vấn đề này, Tiến sĩ Lê Thu Hà, Phó viện trưởng Viện Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có những chia sẻ với phóng viên về quan điểm của cô đối với vấn đề này.
Bức tranh tổng quan về điểm chuẩn
Được đưa vào chương trình giảng dạy từ năm 2018, ngành Truyền thông Đại chúng đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình, trở thành một trong những ngành có điểm đầu vào cao nhất tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Điểm chuẩn của ngành qua từng năm cũng có sự tăng nhẹ, thể hiện qua các phương thức xét tuyển.
Phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Nhằm giải đáp những câu hỏi xoay quanh về xu hướng điểm chuẩn những năm gần đây, phóng viên đã có buổi gặp gỡ với TS Lê Thu Hà, Phó Viện trưởng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về chủ đề này.
Phóng viên (PV): Thưa cô, lý do chính khiến điểm chuẩn ngành truyền thông đại chúng luôn có sự tăng nhẹ so với năm trước là gì ạ?
TS Lê Thu Hà: Như các em có thể thấy, ngành truyền thông đại chúng hiện nay đang có xu hướng phát triển mạnh, đặc biệt là trong thị trường lao động trẻ. Các bạn sinh viên, thậm chí là các bạn sinh viên năm nhất cũng vẫn có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp, và khi ra trường tỷ lệ sinh viên đi theo ngành truyền thông rất nhiều. Đồng thời trong bối cảnh chuyển đổi số, và nhất là thời gian vừa rồi sau khi chúng ta trải qua đại dịch covid, mọi người cũng nhận ra một điều rằng, rất nhiều ngành nghề có thể bị ảnh hưởng, nhưng riêng ngành truyền thông lại có những cơ hội phát triển rất tốt. Chính vì thế, điểm chuẩn ngành Truyền thông Đại chúng tăng một phần cũng do phụ huynh và học sinh thấy được tiềm năng mà ngành đem lại cho tương lai con em mình.
Một số ngành nghề sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông đại chúng.
TS Lê Thu Hà cũng cho rằng: “Sinh viên ngành truyền thông nói chung và ngành Truyền thông Đại chúng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng trong mỗi lần xét tuyển đều thể hiện được sự phát triển về năng lực và điểm số. Có rất nhiều gương mặt điển hình của ngành và của viện đã gặt đã hái nhiều giải thưởng, thành tích lớn, điều đó khẳng định chất lượng tuyển sinh đầu vào cũng như bản sắc, đặc thù riêng của sinh viên Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền."
Sinh viên Nguyễn Bá Khải lớp TTĐC K39 A1 - Đoạt giải A tại lễ trao giải Thắp Sáng.
Điểm chuẩn năm 2023 liệu có tăng?
Nhận định về điểm chuẩn ngành Truyền thông Đại chúng năm 2023, theo TS Lê Thu Hà, việc dự đoán là không dễ dàng, bởi điểm chuẩn của mỗi năm đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là đối với các phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp. Song, khi hỏi về dự đoán riêng của cô, TS Lê Thu Hà cho rằng điểm chuẩn của ngành năm nay sẽ ít nhất bằng với số điểm của năm trước, và có thể sẽ tăng nhẹ.
Việc nhìn nhận tổng quan về điểm chuẩn sẽ giúp các bậc phụ huynh và các em học sinh đặt ra mục tiêu điểm số và lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp. Kỳ thi THPTQG đã sắp tới gần, chúc các em học sinh đạt được kết quả cao, hoàn thành mục tiêu trở thành sinh viên K43 Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Duyệt qua hàng ngàn bằng tốt nghiệp từ khắp nơi trên thế giới.
MASTERSTUDIES giúp sinh viên mới tốt nghiệp dễ dàng tìm được bằng cấp phù hợp. Sử dụng trang web của chúng tôi để tìm thông tin về bằng cấp và con đường sự nghiệp từ khắp nơi trên thế giới và nói chuyện trực tiếp với các nhân viên tuyển sinh tại các trường phổ thông và đại học mà bạn quan tâm.