Nhiều doanh nghiệp cho rằng, thực tế họ vẫn ký hợp đồng dịch vụ với các cá nhân và họ vẫn hoàn thành nghĩa vụ khấu trừ thuế TNCN đối với những cá nhân này (10% đối với cá nhân cư trú, 20% đối với cá nhân không cư trú), họ vẫn nộp thuế đầy đủ và cơ quan thuế vẫn chấp nhận tức là không có rủi ro khi ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân. Thậm chí, họ nghĩ rằng khi cơ quan thuế vẫn chấp nhận những phí dịch vụ trả cho các cá nhân như là chi phí được khấu trừ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì có nghĩa là họ có thể ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân thay vì hợp đồng lao động.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, thực tế họ vẫn ký hợp đồng dịch vụ với các cá nhân và họ vẫn hoàn thành nghĩa vụ khấu trừ thuế TNCN đối với những cá nhân này (10% đối với cá nhân cư trú, 20% đối với cá nhân không cư trú), họ vẫn nộp thuế đầy đủ và cơ quan thuế vẫn chấp nhận tức là không có rủi ro khi ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân. Thậm chí, họ nghĩ rằng khi cơ quan thuế vẫn chấp nhận những phí dịch vụ trả cho các cá nhân như là chi phí được khấu trừ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì có nghĩa là họ có thể ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân thay vì hợp đồng lao động.
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng đi tìm hiểu quy định của pháp luật liên quan.
Bản chất hoạt động cung ứng dịch vụ theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại được hiểu như sau: “Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”
Như vậy hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa doanh nghiệp và cá nhân được hiểu là giữa các bên đang tồn tại mối quan hệ thương mại để thực hiện các hoạt động thương mại. Luật Thương mại cũng quy định rằng thương nhân thực hiện hoạt động thương mại sẽ phải đăng ký kinh doanh ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt sẽ không phải đăng ký kinh doanh. Các trường hợp này được hiểu là các “cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại” như buôn bán hàng rong, buôn bán quà vặt, sữa chữa xe, đánh giày …
Chính vì vậy, pháp luật chỉ xem xét đây là mối quan hệ thương mại, nếu bên cá nhân cung cấp dịch vụ có thực hiện hoạt động đăng ký kinh doanh, trường hợp không đăng ký kinh doanh sẽ được xem là mối quan hệ lao động. Do đó, trong trường hợp này các cơ quan có thẩm quyền thường sẽ yêu cầu bên doanh nghiệp phải cung cấp với tài liệu pháp lý liên quan đến người lao động nước ngoài như Giấy phép lao động và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật lao động.
Hiện tại có nhiều doanh nghiệp xác lập hợp đồng dịch vụ với cá nhân Việt Nam cũng như cá nhân nước ngoài và thực hiện các nghĩa vụ thuế đầy đủ. Điều này dẫn đến sự hiểu nhầm từ phía doanh nghiệp rằng, việc kê khai, nộp thuế đầy đủ và không có bất kỳ yêu cầu nào khác từ phía cơ quan thuế thì mặc định mối quan hệ dịch vụ này được xem là phù hợp quy định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên hiểu rằng, đối với nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp, cá nhân sẽ phải tự khai và tự chịu trách nhiệm. Cơ quan thuế tiếp nhận không đồng nghĩa với việc xác nhận doanh nghiệp đang thực hiện đúng quy định pháp luật, cũng như không xác định mối quan hệ giữa các bên là hợp pháp.
Để rõ hơn, chúng tôi trích dẫn ý kiến của cơ quan thuế tại một công văn trả lời doanh nghiệp tại Việt Nam diễn ra:
“Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp Công ty TNHH Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội ký Hợp đồng với các bác sỹ người nước ngoài để thực hiện việc khám chữa bệnh cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội hoặc tại một cơ sở khác được chỉ định bởi Bệnh viện. Theo Hợp đồng ký giữa Bệnh viện và các bác sỹ người nước ngoài quy định cơ chế trả lương theo tuần mà không căn cứ vào khối lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bác sỹ người nước ngoài. Bệnh viện chịu trách nhiệm rủi ro nghề nghiệp, cung cấp phương tiện lao động, kiểm soát và chịu trách nhiệm về địa điểm lao động cho các bác sỹ người nước ngoài. Mặt khác, các bác sỹ người nước ngoài không phải là cá nhân có đăng ký kinh doanh. Như vậy, khoản thu nhập mà các bác sỹ người nước ngoài nhận được từ Bệnh viện là khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công. Việc xác định nghĩa vụ thuế TNCN của cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được thực hiện theo Điều 18 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.”
Thực tế nhiều doanh nghiệp áp dụng không có nghĩa là cách thức đó được pháp luật thừa nhận. Vì vậy, để tránh những rủi ro có thể phát sinh trong tương lai khi có tranh chấp, phía doanh nghiệp cần rà soát lại các hợp đồng đang thực hiện với các nhân nước ngoài để kịp thời điều chỉnh.
Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email [email protected]
Điều 3.1, Luật Thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Như vậy, việc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi là một loại hoạt động thương mại và hoạt động thương mại này phải tuân theo Luật Thương mại 2005 và pháp luật có liên quan (Điều 4.1, Luật Thương mại 2005).
Theo Điều 2.3, Luật Thương mại 2005, các hoạt động thương mại đều phải được thực hiện bởi thương nhân có đăng ký kinh doanh, chỉ trừ trường hợp “cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh”; những trường hợp loại trừ này được liệt kê cụ thể tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP, chủ yếu bao gồm các loại hình dịch vụ nhỏ lẻ như “đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định” và những cá nhân thực hiện hoạt động thương mại thông qua cung cấp các dịch vụ nhỏ lẻ này không được gọi là “thương nhân”.
Đối chiếu với trường hợp doanh nghiệp khi có nhu cầu tuyển dụng lao động, rõ ràng là doanh nghiệp không thuê một cá nhân để cung cấp thường xuyên các loại dịch vụ nhỏ lẻ nêu trên mà thuê cá nhân để thực hiện các hoạt động đòi hỏi chuyên môn và trình độ nhất định. Tuy nhiên, đối với các hoạt động đòi hỏi chuyên môn và trình độ này thì cá nhân phải có đăng ký kinh doanh theo quy định mới được phép thực hiện dưới hình thức là một hoạt động thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật thương mại thay cho hình thức quan hệ lao động chịu sự điều chỉnh của pháp luật lao động.
Nếu cá nhân ký kết hợp đồng dịch vụ thay vì hợp đồng lao động với doanh nghiệp, cá nhân này không được xem là “người lao động” và do đó không được hưởng các quyền lợi cơ bản của người lao động như mức lương tối thiểu, thời giờ làm việc – nghỉ ngơi, lương khi làm thêm giờ, quyền gia nhập Công đoàn, v.v. Đồng thời, nếu cho phép ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân một cách thoải mái, doanh nghiệp có thể nghĩ rằng thời hạn của hợp đồng dịch vụ là tuỳ theo ý của doanh nghiệp (người sử dụng dịch vụ) và họ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ bất kỳ lúc nào đối với cá nhân cung cấp dịch vụ mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật lao động. Do đó, quyền lợi chính đáng của người lao động sẽ bị ảnh hưởng và không được bảo vệ theo luật lao động, gây ra tình trạng thất nghiệp nhưng không có nguồn tài chính hỗ trợ cho giai đoạn thất nghiệp (như tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc tiền hỗ trợ khác khi thôi việc theo quy định của pháp luật lao động) để người lao động có thể an tâm đi tìm công việc mới. Điều này có thể dẫn đến tệ nạn phát sinh trong xã hội do thất nghiệp gây ra.