Cảnh Báo Lũ Trên Sông Đồng Nai Sông La Ngà

Cảnh Báo Lũ Trên Sông Đồng Nai Sông La Ngà

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong thời gian từ 15 giờ đến 21 giờ ngày 23-9, lũ trên sông Bưởi, sông Chu, hạ lưu sông Mã, sông Cả, sông La tiếp tục lên; riêng sông Hoàng Long tiếp tục xuống chậm. Đến tối 23-9, mực nước sông Bưởi tại Kim Tân lên mức 12m (mức báo động 3); sông Mã tại Lý Nhân lên mức 11m (báo động 2), tại Giàng lên mức 6m, trên báo động 2 là 0,5m.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong thời gian từ 15 giờ đến 21 giờ ngày 23-9, lũ trên sông Bưởi, sông Chu, hạ lưu sông Mã, sông Cả, sông La tiếp tục lên; riêng sông Hoàng Long tiếp tục xuống chậm. Đến tối 23-9, mực nước sông Bưởi tại Kim Tân lên mức 12m (mức báo động 3); sông Mã tại Lý Nhân lên mức 11m (báo động 2), tại Giàng lên mức 6m, trên báo động 2 là 0,5m.

VẬN HÀNH HƠN 300 TRẠM BƠM TIÊU ÚNG

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội có báo cáo do Giám đốc Sở Nguyễn Xuân Đại ký, cho biết toàn Thành phố hiện đang gieo trồng khoảng 93.138ha cây hàng năm (72.058ha lúa, hiện nay đang giai đoạn làm đòng - chín sáp, thời gian thu hoạch lúa tập trung dự kiến từ 25/9-05/10/2024; 21.080ha rau màu, đã thu hoạch khoảng 9.064 ha chiếm 43% diện tích) và 20.339,4ha cây ăn quả. Diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 22.600ha.

Ngành nông nghiệp Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng vận hành 324 trạm bơm với công suất khoảng 4.000.000m3/giờ cho các kịch bản mưa; triển khai các biện pháp hạ thấp mực nước để đảm bảo phòng lũ cho 89 hồ chứa thủy lợi; chủ động vận hành trạm bơm tiêu nước đệm trên toàn hệ thống.

Hệ thống tiêu thoát nước khu vực đô thị: Đã thực hiện đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch đối với khu vực nội thành thuộc lưu vực sông Tô Lịch với diện tích 77,5km2. có thể giải quyết được tình trạng úng ngập cho những trận mưa có cường độ mưa theo thiết kế 300mm/2ngày đối với toàn bộ hệ thống, 70mm/h đối với hệ thống cống.

Cập nhật tình hình thiệt hại thiệt hại về người do bão số 3 và mưa lũ sau bão, đã làm 4 người thiệt mạng (trên địa bàn Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Chương Mỹ và cầu Giấy). Trên địa bàn Thành phố có 25.156 cây đổ và cành gãy, trong đó cây đổ là 24.807 cây, tập trung nhiều ở Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm,… Cây đổ đã gây ra các thiệt hại về người và làm một số phương tiện giao thông hư hỏng, cơ sở hạ tầng bị hư hại.

Thành phố Hà Nội đã huy động  573 cán bộ, 80 phương tiện, 200 cái cưa của các đơn vị cây xanh cùng sự hỗ trợ của các sở, ngành liên quan và tối đa lực lượng tại chỗ của địa phương khẩn trương giải tỏa dứt điểm các cây đổ, cành gãy đảm bảo giao thông và sinh hoạt cho Nhân dân

Ngoại thành Hà Nội bị ngập 2.243ha lúa, 1.250ha rau màu, 1.185ha cây ăn quả, hoa, cây hàng năm và 257 ha thủy sản; gẫy, đổ, dập nát, ảnh hưởng khoảng 24.361ha lúa; 3.307ha rau màu; 33.117ha cây ăn quả, hoa, cây hàng năm và 151ha thủy sản.

Các công ty Thủy lợi tăng cường triển khai vận hành các trạm bơm tiêu phòng, chống úng, ngập ngoại thành, hiện đang vận hành 203 trạm bơm tiêu với 776 máy bơm, tổng lượng bơm tiêu khoảng 1.349.580 m3/giờ. Đồng thời, huy động lực lượng khơi thông, tua vớt rác, bơm hút nước giải toả các điểm úng ngập cục bộ trong nội thành với khoảng 2416 người; 323 phương tiện; 139 thiết bị bơm hút chống ngập.

"Lũ ở các tỉnh phía Bắc đang rất căng, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa. Các địa phương cần thông báo, chủ động vào cuộc quyết liệt để hỗ trợ, đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản cho người dân.

Đến thời điểm này, thủy điện Tuyên Quang đã mở 8 cửa xả, thủy điện Thác Bà mở 3 cửa xả lũ; thủy điện Hòa Bình mở 2 cửa xả lũ. Hiện nay lưu lượng nước về thủy điện Tuyên Quang rất lớn, lên tới 6.000m3/s. Tuy nhiên, Bộ đang điều tiết, cho lượng nước xả ở mức hơn 2.000m3/s. Với tình hình này, thủy điện Tuyên Quang sẽ tiếp tục mở cửa xả lũ.

Hiện lũ trên sông Thao (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ), sông Lô (Hà Giang, Tuyên Quang), sông Lục Nam và sông Thương (Bắc Giang), sông Thái Bình (Hải Dương) đang lên. Nhiều nơi đang vượt mức báo động 3, (tức lũ rất nguy hiểm, mực nước trong sông, suối đã dâng lên rất cao, tất cả các vùng đất thấp đều đã bị ngập, kể cả những vùng đất thấp nằm trong thành phố; sự an toàn của các đê bảo vệ ven sông đang bị đe dọa).

Tình hình đang rất căng. Chúng tôi đang chỉ đạo xả lũ để giảm thiểu thiệt hại cho hạ du. Hiện đã quy định về các kịch bản ứng phó với từng cấp lũ. Các địa phương cần chủ động vào cuộc quyết liệt để hỗ trợ, đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản cho người dân".

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương, hiện hồ thủy điện Hòa Bình đang mở 2 cửa xả đáy, thủy điện Tuyên Quang mở 8 cửa xả đáy.

Mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại lúc 6 giờ ngày 10/9/2024 là 5,02 m, cao hơn 0,02 m so với mức báo động II.

​Từ ngày 9 đến 11/9, trên các sông khu vực thượng lưu tỉnh Hải Dương, sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ từ 1-3 m. Lũ trên sông Thái Bình sẽ tiếp tục vượt báo động II và có thể tiếp tục lên.​

Mực nước thực đo trên sông Luộc tại trạm thuỷ văn La Tiến lúc 12 giờ ngày 10/9/2024 là 4,25m, vượt báo động I là 0,05m.

Theo tin cảnh báo của Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Hải Dương lúc 11 giờ ngày 10/9/2024, dự báo trong 12 đến 24 giờ tới mực nước trên sông Luộc tại La Tiến tiếp tục lên, có khả năng vượt mức báo động II.

Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương phát lệnh báo động số II trên sông Thái Bình, từ 7h ngày 10/9/2024; phát lệnh báo động số I trên hệ thống sông Luộc từ 13 giờ ngày 10/9/2024.

Đối với lệnh báo động số II, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương yêu cầu các huyện/thành phố/thị xã, các cấp, các ngành t​​riển khai lực lượng, thực hiện tuần tra canh gác đê điều theo cấp báo động, phát hiện và xử lý kịp thời mọi diễn biến hư hỏng của đê, kè, cống ngay từ giờ đầu.

UBND các huyện/thành phố/thị xã thực hiện ngay việc cảnh báo đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động phòng tránh; di chuyển ngay toàn bộ vật tư, phương tiện, thiết bị, tài sản khác ngoài bãi sông, trên sông để bảo đảm an toàn, thu hoạch ngay các sản phẩm nông nghiệp ngoài bãi sông đã đến kỳ; di chuyển các lồng cá trên sông thu hoạch ngay cá nuôi, dời lồng về nơi an toàn (kể cả đưa vào phía trong đồng hoặc đưa lên bờ), nếu không thể di chuyển phải gia cố lồng bè bảo đảm an toàn.

Các đơn vị triển khai các giải pháp bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản ngoài bãi sông, giải tỏa ngay các bến bãi vật liệu xây dựng, kinh doanh than, đóng tàu, các vật cản khác ngoài bãi sông để bảo đảm an toàn, thoát lũ sông.

Đối với các khu dân cư ngoài bãi sông (kể cả trong khu vực các bối), chủ động chuẩn bị sẵn sàng, chi tiết, cụ thể phương án để sơ tán dân đến nơi an toàn khi có lệnh là thực hiện ngay, không để xảy ra bị động, bất ngờ, chậm trễ.

Các cơ quan, đơn vị triển khai lực lượng, thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra canh gác đê trên các tuyến đê bảo đảm từng vị trí đê đều phải có người kiểm tra, chịu trách nhiệm; theo dõi chặt chẽ diễn biến đê điều, đặc biệt chú ý các trọng điểm xung yếu, các kè, bờ lở, các công trình tu bổ đê điều vừa hoàn thành, các cống qua đê.

Các địa phương, đơn vị tổ chức cấm tất cả các phương tiện đi trên đê trong thời gian báo động lũ, trừ các phương tiện làm nhiệm vụ chống lụt bão trên đê; tổ chức phát quang mái đê, phát hiện các sự cố rò rỉ, hư hỏng, đóng kín các cống dưới đê; tổ chức việc thường trực, trực ban 24/24 giờ, chấp hành nghiêm chế độ báo cáo theo quy định.

Các địa phương, đơn vị iếp tục triển khai thực hiện công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 năm 2024 gây ra trên địa bàn theo chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Chủ tịch UBND cấp huyện, thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo, chậm triển khai ứng phó với mưa lũ dẫn tới sự cố công trình không kịp thời phát hiện thiệt hại gây thiệt hại lớn về người và tài sản.​

Đối với lệnh báo động số I, các huyện/thành phố/thị xã, các cấp, các ngành thực hiện theo Công điện số 11/CĐ-PCTT&TKCN (hỏa tốc) ngày 10/9/2024 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương.