VTV.vn - Nga đã thu về 93 tỷ Euro (khoảng 98 tỷ USD) từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch trong 100 ngày kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
VTV.vn - Nga đã thu về 93 tỷ Euro (khoảng 98 tỷ USD) từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch trong 100 ngày kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
LƯU Ý: Đây là ngành nghề có 2 trạng thái: lúc làm việc trên giàn khoan và lúc không đi giàn. Khi đi giàn thì làm theo ca, một ca 12 tiếng và tùy giàn mà các ca làm việc khác nhau. Ở đây chỉ đưa ra ví dụ về các hoạt động từ khi bắt đầu ca đến khi kết thúc, không thể liệt kê chi tiết khung giờ cũng như không tính thời gian làm theo tuần được. Trung bình một năm có 6 tháng đi giàn: 6 tháng * 30 ngày * 12 giờ = 2160 giờ làm trung bình. Lấy 2160 giờ chia 8 giờ/ngày thì mất 270 ngày/365 ngày/ năm. Nếu tính theo tuần thì một tuần cũng làm 5 ngày, nhưng cách tính như vậy sẽ không thể hiện được chính xác workload (khối lượng công việc) phải làm.
WORKFLOW (luồng công việc) CƠ BẢN:
Ý định chọn ngành bắt đầu từ năm cấp 3: khi chọn khối ngành thi đại học, tôi chọn 2 khối: khối A (Toán, Lý, Hóa) – kinh tế và khối B (Toán, Hóa, Sinh) – địa chất, vì tôi học tốt các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh) hơn các môn khoa học xã hội (Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ). Sau đó, do không đủ điểm khối A, nên tôi chọn học khối B – Khoa địa chất, chuyên ngành dầu khí của trường ĐH Khoa học Tự nhiên, thuộc ĐH Quốc Gia TPHCM. Việc chọn ngành học này là do bản thân tôi tự quyết định dựa trên sức học của mình và tài chính gia đình.
Trong 4 năm học tại khoa địa chất, tôi đã tự trau dồi thêm tiếng Anh, tham gia các hoạt động chuyên ngành do Khoa, Trường phối hợp tổ chức với các công ty trong và ngoài nước. Đồng thời, tôi tham gia làm tình nguyện viên cho các sự kiện chuyên ngành do các công ty thuộc lĩnh vực dầu khí tổ chức. Đây là những bước “gieo mầm” mà tôi đã thực hiện: khi tham gia các sự kiện này, tôi cũng tạo được các mối quan hệ, có thêm kiến thức thực tế và kỹ năng cần phát triển (kỹ năng thực chiến) của kỹ sư dầu khí. Ở kỳ thực tập năm 4, tôi được nhận vào 1 trong 4 công ty lớn của ngành dịch vụ dầu khí trên thế giới (Big4). Trước khi tốt nghiệp, tôi đã nhận được 2 “offer” (đề xuất công việc) với vị trí là: Chuyên viên phân tích địa tầng (làm việc ở văn phòng) và Kỹ sư dầu khí – vị trí hiện tại.
Nếu được chọn lại, tôi vẫn sẽ chọn theo Kỹ sư dầu khí vì tôi học được rất nhiều điều từ công việc này như: tính cẩn thận, tỉ mỉ – công việc đòi hỏi sự chính xác rất cao khi làm việc trên giàn khoan; cách phân tích và xử lý vấn đề khi các thiết bị gặp sự cố; cách ứng xử khi sống trên giàn khoan với hơn 30 con người (khác quốc gia); cách ứng biến khi gặp các sự cố trên biển, v.v.