* Chữ Nôm được hình thành như thế nào và có gì khác với chữ Hán? (Ban Mai, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).
* Chữ Nôm được hình thành như thế nào và có gì khác với chữ Hán? (Ban Mai, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).
Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0989543912
Hoặc tại văn phòng Trung tâm Chinese Hà Nội.
Đây là công cụ giúp tập viết đúng thứ tự các nét chữ Hán. Với mỗi chữ ngẫu nhiên được đưa ra dưới đây, bạn cần tô theo các nét theo đúng thứ tự.
Hệ thống viết của chữ Hán gồm 8 nét cơ bản là ngang (hoành), sổ (thụ), chấm (điểm), hất (khiêu), phảy (phiết), mác (nại), gập (chiết), móc (câu), và tuân theo các quy tắc cơ bản sau:
(ĐCSVN) – Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ được Bộ KH&CN tổ chức vào ngày 17/9 tới đây. Vượt qua hàng trăm công trình, 16 công trình, cụm công trình thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã được nhận giải thưởng danh giá này. Công trình “Khái luận văn tự học chữ Nôm” của GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm là một trong những công trình đó.
Công trình “Khái luận văn tự học chữ Nôm”. (Ảnh: BL)
Công trình “Khái luận văn tự học chữ Nôm” là một thành tựu nghiên cứu có bề dày và chiều sâu, có nhiều điều mới mẻ dựa trên cơ sở tích lũy và tổng kết tri thức. Cuốn sách khép lại sau 540 trang viết nhưng ẩn hiện đây đó trong từng phần, từng chương mục là những khơi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo. Cuốn sách xứng đáng trở thành “tập đại thành” trong nghiên cứu chữ Nôm hiện nay.
Đồng thời, công trình cũng khẳng định đây là lần đầu tiên có một chuyên luận nghiên cứu văn tự học một cách toàn diện, có hệ thống và đủ sâu sắc về chữ Nôm của người Việt.
GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng là người chủ chốt và trực tiếp thực hiện công việc này trong 12 năm cùng với các đồng nghiệp trong nước và quốc tế. Việc xác lập các mã Unicode cho chữ Nôm trong khuôn khổ ISO là tiền đề đưa chữ Nôm lên bàn phím máy tính, khai thông giao lưu quốc tế và kéo chữ Nôm xích gần lại với thế hệ trẻ.
Với công trình này, lần đầu tiên tác giả đưa ra minh chứng về khởi nguồn và thời điểm hình thành của hệ thống chữ Nôm tiếng Việt, dựa trên bối cảnh ngữ văn chung của khu vực và căn cứ vào tư liệu của sách “Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh”. Quan điểm mới của tác giả đã nhanh chóng nhận được sự đồng thuận từ các học giả khác.
Công trình “Khái luận văn tự học chữ Nôm” mang tính hàn lâm khoa học cao. Công trình này đã xác lập được một khung lý thuyết mới về nghiên cứu chữ Nôm, khắc phục được những nhược điểm của các nghiên cứu trước đây.
GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng cho biết, về diễn biến của chữ Nôm qua thời gian, nhận thấy cần xác lập 2 cấp độ nghiên cứu: Một là cấp độ đơn vị - một ngữ tố nào đó của tiếng Việt có thể được ghi bằng nhiều dị thể hoặc biến thể chữ Nôm theo thời gian. Hai là cấp độ hệ thống văn tự, tỷ lệ các loại chữ có thể biến đổi qua thời gian, chẳng hạn tỷ lệ chữ ghi “âm+ý” tăng dần về sau. Ngược lại, tỷ lệ chữ “thuần âm” ngày càng giảm thiểu trong các văn bản.
Trong sách này tác giả dành hẳn một chương để trình bày về vai trò hành chức của chữ Nôm trong xã hội. Vai trò của chữ Nôm trong xã hội được tác giả xem xét trong các môi trường hành chức khác nhau với: văn hóa dân gian, tín ngưỡng và văn hóa, khoa học và giáo dục, chính trị và hành chính quốc gia, văn học và nghệ thuât, cuộc sống hiện đại.
GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng cũng cho biết, do tính chất hàn lâm xác lập một khung lý thuyết mới và một loạt thao tác tiếp cận mới nên công trình được giới nghiên cứu trong và ngoài nước nhiệt liệt đón nhận, sử dụng với tần số lớn trong các chuyên khảo nghiên cứu chữ Nôm, ngữ văn Hán Nôm ở Việt Nam cũng như nước ngoài hiện nay.
Hiện nay, “Khái luận văn tự học chữ Nôm” được các trường đại học trong nước dùng làm tài liệu học tập và tham khảo cho học viên cao học và nghiên cứu sinh. Nhiều luận án thạc sĩ và tiến sĩ, đặc biệt thuộc ngành Hán Nôm, trích dẫn và vận dụng lý thuyết của tác giả công trình này. Thư viện nhiều trường đại học trong nước và nước ngoài như Hoa Kỳ, Úc, Nhật, Trung Quốc.v.v… có đặt mua sách “Khái luận văn tự học chữ Nôm” để phục vụ bạn đọc. Nhiều học giả trong nước và nước ngoài đã sử dụng sách trong các nghiên cứu của họ.
Cùng với những đóng góp mới về mặt khoa học trong nghiên cứu chữ Nôm Việt và cả Tày, Dao, Ngạn, công trình này cũng tích cực góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa cổ truyền của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Sau khi công trình được nghiên cứu và nghiệm thu, Nhà xuất bản Giáo dục đã tiếp nhận bản thảo và cho xuất bản trong mảng sách tham khảo đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, giảng dạy ở nhà trường đại học, cao đẳng và phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, dân trí xã hội trong thời đại mới. Cuốn sách “Khái luận văn tự học chữ Nôm” đi sâu nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về chữ Nôm - một loại chữ viết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Đánh giá về công trình này, PGS.TS. Đinh Khắc Thuận, Viện Nghiên cứu Hán Nôm khẳng định: Công trình “Khái luận văn tự học chữ Nôm” là một chuyên luận sâu sắc được tiếp cận từ góc độ cả lý luận lẫn thực tiễn. Công trình đã sử dụng phương pháp đối chiếu theo nhiều chiều, nhiều nguồn tư liệu phong phú, đa dạng. Những vấn đề cần được thảo luận, tác giả công trình đã hệ thống đầy đủ, phân tích và đưa ra nhận xét của mình trên cơ sở cứ liệu và lập luận xác thực.
Đồng quan điểm trên, một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng, công trình “Khái luận văn tự học chữ Nôm” của GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng không chỉ là một chuyên luận nghiên cứu nhiều mặt về chữ Nôm, mà qua đó còn xây dựng một hệ thống thuật ngữ cùng hệ thống phương pháp tiếp cận đối tượng, tạo thành một bộ khung lý thuyết, gợi mở cho sự phát triển bộ môn văn tự học ở nước ta. Bên cạnh đó, cuốn sách chứa đựng một khối lượng tư liệu phong phú, được lựa chọn công phu, có giá trị tiêu biểu./.
Ông: Hoàng V Lợi giám đốc trung tâm tiếng Trung Chinese