(PHARMACOLOGY VETERINARY MEDICINE)
(PHARMACOLOGY VETERINARY MEDICINE)
Nếu bạn đang cân nhắc học thú y thì hãy xem qua các đặc điểm phẩm chất mà một bác sĩ thú y hay chuyên gia thú y cần có những phẩm chất sau sẽ tăng tỉ lệ thành công trong nghề nghiệp của bạn.
Mỗi người đều có những lý do khác nhau khi quyết định đi du học, bao gồm cả đi du học ngành thú y. Tuy nhiên, vẫn có những lý do cơ bản giống nhau có thể kể đến như:
Thú y có rất nhiều chuyên ngành khác nhau, và đây là một số chuyên ngành tiêu biểu:
Ngoài ra, ngành Thú y cũng bao gồm các chuyên ngành: Nha khoa, da liễu, Gây mê & Giảm đau, Nội khoa, Nhãn khoa,… tập trung đào tạo những cách chữa trị cho từng vấn đề của động vật.
Vài thập kỷ trở lại đây, con người đã quan tâm hơn đến các loài động vật, đặc biệt là những loài động vật sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Đồng thời, xu hướng nuôi thú cưng trong gia đình ngày càng tăng cao, nhất là tại các quốc gia phát triển.
Kéo theo đó, các quốc gia đang dần rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành thú y. Chính vì vậy, chính phủ các nước có rất nhiều chính sách để thu hút sinh viên quốc tế ở lại làm việc và định cư lâu dài sau khi tốt nghiệp. Việc xem xét hồ sơ xin visa định cư cũng vì thế trở nên dễ thở hơn.
Ngành Thú y khi ra trường bạn sẽ chọn làm việc với gia súc hay vật nuôi trong nhà, trong các lĩnh vực như Kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở động vật, Giáo dục Thú y, Điều dưỡng Thú y, Bác sĩ Thú y… Hoặc tiếp xúc với những động vật ngoại lai, nghiên cứu, bảo tồn những động vật có nguy cơ tuyệt chủng hay trong lĩnh vực nghiên cứu Y sinh.
Sinh viên theo học ngành thú y sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại cơ quan, đơn vị như:
Trở thành bác sĩ thú y là bạn đang góp phần tích cực cho cuộc sống, tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho các loài. Bạn có thể cứu chữa cho nhiều động vật bị bỏ rơi, chữa thương tật cho những thú cưng,… Bên cạnh đó, việc tìm ra những căn bệnh truyền nhiễm của động vật cũng là một cách bảo vệ cho chính con người chúng ta.
Nhiều người cũng chọn học thú y vì tính chất công việc đa dạng và linh hoạt. Mỗi ngày, bạn được tiếp xúc với rất nhiều động vật, giống loài xinh xắn với tính cách khác nhau. Bạn được trở thành một phần của cộng đồng những người yêu động vật.
Các bác sĩ thú y khi mới tốt nghiệp có thể nhận mức lương khoảng £31.000/ năm. Mức lương này có thể tăng lên £46.400 đối với bác sĩ phẫu thuật thú y và còn tiếp tục tăng đối với các bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia có tay nghề cao. Tuy nhiên, hầu hết mọi người theo đuổi ngành Thú y không hẳn vì tiền lương. Đa phần họ chọn vì tình yêu đối với động vật.
Tùy theo vị trí công việc và kinh nghiệm làm việc, mức lương sẽ khác nhau:
Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 6 (Khung trình độ Quốc gia theo Quyết định 1982/QĐ-TTg), được cấp bằng Bác sĩ ngành Thú y.
Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên đạt trình độ đại học: có kiến thức và kỹ năng công tác trong ngành thú y; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp; có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong ngành chăn nuôi thú y.
– PLO1.1. Vận dụng được kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, pháp luật; giáo dục thể chất (chứng chỉ); quốc phòng – an ninh (chứng chỉ); công nghệ thông tin (chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản) vào công việc thực tiễn của một kỹ sư (cử nhân) ngành Thú y
– PLO1.2. Vận dụng được kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và môi trường làm nền tảng tư duy để giải quyết các vấn đề trong công việc thực tiễn của một bác sĩ thú y một cách khoa học và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghiệp 4.0.
– PLO1.3. Vận dụng được kiến thức cơ sở về cơ thể học, các quá trình sinh lý, hóa sinh, dinh dưỡng, di truyền,… của động vật trong hoạt động nghề nghiệp chăn nuôi thú y.
– PLO1.4. Vận dụng được kiến thức chuyên ngành để giải quyết các công việc thực tiễn trong thú y: chẩn đoán, phòng trị và quản lý dịch bệnh cho vật nuôi; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và vệ sinh an toàn thực phẩm.
– PLO1.5. Vận dụng được kiến thức cơ bản về công nghệ chăn nuôi các đối tượng vật nuôi phổ biến trong nông nghiệp theo các hệ thống sản xuất khác nhau.
– PLO1.6. Áp dụng được kiến thức về pháp luật và bảo vệ môi trường trong hoạt động nghề nghiệp.
– PLO1.7. Vận dụng được các kiến thức bổ trợ về phương pháp tiếp cận khoa học, kỹ năng mềm, kỹ năng kinh doanh và khởi nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.
– PLO2.1. Xác định, lựa chọn giải pháp giải quyết và cải thiện các vấn đề liên quan đến công việc thực tiễn ngành thú y một cách phù hợp.
– PLO2.2. Xây dựng đề cương, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thú y; phân tích dữ liệu, diễn giải và truyền đạt các kết quả thực hiện, đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc.
– PLO2.3. Kỹ năng tạo ra ý tưởng, phát triển khởi nghiệp như một chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác trong môi trường nghề nghiệp luôn thay đổi.
– PLO2.4. Có năng lực bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (Chứng chỉ B1 tiếng Anh hoặc tương đương).
– PLO2.5. Hướng dẫn, giám sát được những người khác thực hiện các quy trình công nghệ thú y.
– PLO3.1. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của một công dân trong thể chế đang sống và làm việc với bối cảnh toàn cầu hóa.
– PLO3.2. Thực hiện làm việc, học tập một cách độc lập hoặc theo nhóm, hướng dẫn và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả trong bối cảnh thay đổi thường xuyên của công việc.
– PLO3.3. Thực hành được các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của một bác sĩ ngành thú y.
III. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực thú y để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ).
– Các cơ quan từ trung ương đến địa phương liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi thú y như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Cơ quan Thú y vùng; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm giống vật nuôi, Trung tâm khuyến nông, Trung tâm ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ; Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng kinh tế, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp; Bệnh xá thú y và cán bộ thú y cơ sở.
– Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn gia súc và thuốc thú y; các đại lý, cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc và thuốc thú y; các doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
– Các trường Đại học, Trung học nông nghiệp; Viện Thú y, Viện Chăn nuôi, Phân viện Thú y.
– Các tổ chức phi chính phủ liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi thú y
– Những vị trí việc làm khác tùy theo năng lực cá nhân.
– Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng;