Học sinh trường tiểu học Minh Phương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đoạt giải cao khi tham gia cuộc thi Giao lưu Olimpic Tiếng Anh IOE cấp tỉnh năm học 2023 - 2024.
Học sinh trường tiểu học Minh Phương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đoạt giải cao khi tham gia cuộc thi Giao lưu Olimpic Tiếng Anh IOE cấp tỉnh năm học 2023 - 2024.
Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:
- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:
- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng .
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1:(0,5đ) Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?
Câu 2:(0,5đ) Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?
C. Nước có hình của vật chứa nó.
Câu 3:(0,5đ) Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?
A. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó.
B. Nước có hình dáng nhất định.
C. Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí
D. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.
Câu 4:(0,5đ) Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?
A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.
Câu 5:(1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp.
Câu 6:(0,5đ) Dấu gạch ngang trong câu: - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? có tác dụng gì?
A. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Câu 7:(0,5đ) Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc..................à?
Câu 8:(1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì?
Câu 9:(1 điểm) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: “Nam học bài.”
Câu 10:(1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác em cần lưu ý điều gì?
Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình.
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.
Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.
Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.
Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.
(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm)
Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm)
Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm)
Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)
A. Trong lúc chị đi theo anh trai
B. Trong lúc chị đi ra bãi biển
C. Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.
D. Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.
Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)
B. Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
C. Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù
D. Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (1điểm)
C. Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng
Câu 7: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)
D. Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng
Câu 8: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. (1 điểm)
……………………………………………………………………………………
Câu 9: Viết một câu kể Ai làm gì và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu (1 điểm)
………………………………………………………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Một buổi sáng, ngài tổng tư lệnh bất ngờ đến thăm tôi. Đứng trong lòng bàn tay tôi, ngài báo tin nước láng giềng Bli-phút hùng mạnh đang tập trung hải quân bên kia eo biển, chuẩn bị kéo sang. Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch.
Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắt to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển. Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đến sát hạm đội địch. Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, nhảy ào xuống biển, bơi vào bờ. Tôi lấy dây cáp móc vào từng chiếc hạm một rồi buộc tất cả đầu dây vào nhau, kéo về Li-li-pút.
Khỏi phải nói nhà vua mừng như thế nào. Ngài còn muốn nhân dịp này biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngài. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài từ bỏ ý định ấy. Khoảng ba tuần sau, nước Bli-phút cử một đoàn đại biểu sang thương lượng và hai bên kí một hòa ước lâu dài.
Dựa vào nội dung câu chuyện trên, hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và thực hiện các câu còn lại theo yêu cầu:
Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai?
Câu 2. Vì sao trông thấy Gu-li-vơ quân địch “phát khiếp”?
B. Vì trông thấy Gu-li-vơ quá to lớn.
C. Vì thấy gu-li-vơ mang theo nhiều móc sắt lớn.
D. Vì thấy Gu-li-vơ chỉ có một mình.
Câu 3. Câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch là loại câu gì?
Câu 4. Em hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật Gu-li-vơ qua câu chuyện trên.
Câu 5. Chọn từ cho sẵn trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:
(mùa đông, trên đường phố, vì mãi chơi, nhờ bác lao công)
A. ................. , cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom cằn cỗi.
B. .................., xe cộ đi lại tấp nập.
C. ................. , Tuấn không làm bài tập.
D. ................. , sân trường lúc nào cũng sạch đẹp.
Câu 6. Tìm chủ ngữ của câu sau:
Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm.
Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây.
HS bốc thăm, đọc 1 trong các bài sau và trả lời câu hỏi do GV yêu cầu.
1. Thắng biển (trang 76, sách Tiếng Việt 4, tập 2)
2. Đường đi Sa Pa (trang 102, sách Tiếng Việt 4, tập 2)
3. Ăng-co Vát (trang 123, sách Tiếng Việt 4, tập 2)
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi tắt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.
Đề: Em hãy tả một con vật mà em thích.
- Đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng); ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu câu, các cụm từ.
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm.
+ Đọc trên 1 phút: Tùy vào mức độ đọc của học sinh, giáo viên ghi điểm 1,5 điểm; 1 điểm; 0,5 điểm; 0 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi giáo viên nêu: 1 điểm.