Triệu Chứng Sau Khi Chích Ngừa Viêm Não Nhật Bản

Triệu Chứng Sau Khi Chích Ngừa Viêm Não Nhật Bản

20h Thứ 5, ngày 16/6/2022 Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp với Hệ thống BVĐK Tâm Anh, báo điện tử VTV, Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long phối hợp thực hiện chương trình Tư vấn trực tuyến: “Viêm não, viêm màng não, viêm não Nhật Bản & các bệnh nguy hiểm ở trẻ em và người lớn”.

20h Thứ 5, ngày 16/6/2022 Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp với Hệ thống BVĐK Tâm Anh, báo điện tử VTV, Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long phối hợp thực hiện chương trình Tư vấn trực tuyến: “Viêm não, viêm màng não, viêm não Nhật Bản & các bệnh nguy hiểm ở trẻ em và người lớn”.

Cách phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản

Virus lây qua trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Culex. Vì vậy, mọi người cần làm những điều sau để phòng bệnh:

Các biện pháp bảo vệ cá nhân để ngăn ngừa muỗi đốt là rất quan trọng, vì điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Việc tiêm vaccine viêm não Nhật Bản là biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Theo thống kê và nghiên cứu, trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản cao nhất. Để phòng ngừa một cách tốt nhất thì trẻ nên được tiêm mũi nhắc lại theo định kỳ 3 năm/lần cho đến khi đủ 15 tuổi.

Viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, do vi rút viêm não Nhật Bản B gây ra. Bệnh lây truyền qua muỗi đốt, nguồn bệnh chủ yếu từ máu của các loài chim hoang dã và các loài gia súc như heo, ngựa…Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ cao ở trẻ dưới 15 tuổi. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, những trường hợp qua khỏi cũng có tỷ lệ di chứng như bại liệt, mất ngôn ngữ, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần...

Tại sao viêm não Nhật Bản lại nguy hiểm?

Tỷ lệ tử vong cao: Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây tử vong. Tử vong thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng rối loạn hô hấp, tim mạch trầm trọng. Tử vong ở giai đoạn sau chủ yếu do các biến chứng đặc biệt như: Viêm phổi, suy kiệt,...

Di chứng nặng nề: Ngay cả khi sống sót, nhiều bệnh nhân vẫn phải đối mặt với những di chứng như bại liệt, mất ngôn ngữ, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Không có thuốc điều trị đặc hiệu: Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm não Nhật Bản. Vì vậy, phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình.

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với vi rút viêm não Nhật Bản (viết tắt là VNNB) đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh VNNB chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng trước dây và có thể bị nhiễm vi rút khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh VNNB. Tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản ở vùng đồng bằng cao hơn vùng rừng núi và ở nông thôn cao hơn thành phố. Sau khi nhiễm bệnh để lại miễn dịch chắc chắn và vững bền.

Biểu hiện của bệnh với các triệu chứng:

- Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C kém đáp ứng hạ sốt. Đau đầu, buồn nôn, dần dần rối loạn tri giác (ngủ gà, li bì, đau đầu hoặc hôn mê). Co giật, thường co giật toàn thân. Gồng duỗi hoặc ưỡn, rối loạn nhịp thở, tiêu tiểu không tự chủ.

- Bệnh có thể diễn tiến nhanh chóng đến hôn mê và tử vong. Nếu qua giai đoạn đó có thể diễn tiến di chứng tùy mức độ tổn thương não. Tỉ lệ tử vong khoảng 10 - 20%.

- Triệu chứng viêm não Nhật Bản ở một số trẻ nhỏ còn là đi ngoài phân lỏng, đau bụng, nôn… gây nhầm lẫn giống như ngộ độc ăn uống.

Ảnh nguồn: Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam

Cách phòng, chống hiệu quả nhất

- Tiêm phòng vắc xin: Đây là biện pháp phòng ngừa quan trọng và hiệu quả nhất. Vắc xin viêm não Nhật Bản đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Viêm não Nhật Bản được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia tại Việt Nam từ 1997 áp dụng cho tất cả các trẻ trên 1 tuổi với lịch chích 3 mũi.

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi : Tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng.

Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc xin VNNB thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản:

Ảnh nguồn: Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố

- Diệt muỗi: Vệ sinh môi trường, sử dụng thuốc diệt muỗi, màn chống muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy tại hộ gia đình, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà,…

- Mặc quần áo dài tay: Khi đi ra ngoài, đặc biệt là vào buổi tối, nên mặc quần áo dài tay, đi giày kín mũi để tránh bị muỗi đốt.

- Ngủ màn: Ngủ màn kể cả ban ngày giúp ngăn ngừa muỗi đốt, đặc biệt là vào ban đêm khi muỗi hoạt động mạnh.

Biểu hiện của viêm não Nhật Bản ở từng giai đoạn

Sau khi virus viêm não Nhật Bản xâm nhập vào cơ thể, thì não và hệ thần kinh trung ương của người bệnh sẽ xuất hiện nhiều tổn thương. Đặc biệt, nhiều triệu chứng không mong muốn có thể xảy ra theo từng giai đoạn như sau:

Sau khi virus viêm não Nhật Bản xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ trải qua thời gian ủ bệnh trong khoảng thời gian từ 5 đến 14 ngày. Ở giai đoạn này thường chưa xảy ra bất kỳ triệu chứng nào.

Sau quá trình ủ bệnh, virus viêm não sẽ bắt đầu tấn công vào mạch máu não, gây ra tình trạng phù não. Những triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện đột ngột như sốt cao trên 39 độ C. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy đau đầu, buồn nôn hoặc nôn.

Trong 1 đến 2 ngày đầu phát bệnh, người mắc viêm não Nhật Bản có thể gặp những triệu chứng điển hình như cứng gáy, mất ý thức, tăng trương lực cơ hoặc vận động của nhãn cầu bị rối loạn… Đặc biệt, ở trẻ nhỏ khi bị mắc bệnh này thường sẽ xuất hiện những triệu chứng rất dễ gây nhầm lẫn với ngộ độc thực phẩm như đau bụng, nôn và đi phân lỏng.

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh vô cùng nguy hiểm.

Đây là giai đoạn xuất hiện những triệu chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh viêm não. Đó chính là những tổn thương về não nói chung và thần kinh khu trú nói riêng như bị liệt chi, liệt cơ mặt hoặc lác mắt. Tình trạng bệnh không giảm đi mà càng ngày càng nặng hơn. Bệnh nhân sẽ bị mê sảng rồi dần rơi vào tình trạng hôn mê sâu.

Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện nhiều triệu chứng của thần kinh thực vật như bị tiết mồ hôi rất nhiều, mạch đập nhanh, huyết áp tăng cao và rối loạn nhịp thở. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong của người mắc viêm não Nhật Bản là rất cao nếu như không được điều trị kịp thời, nhất là đối với trẻ em.

Sau tầm 7 đến 8 ngày, nếu không xảy ra tình trạng bội nhiễm, nhiệt độ của cơ thể người bệnh sẽ giảm dần và không còn bị sốt cao nữa. Bên cạnh đó, những hội chứng về não cũng như tình trạng rối loạn thần kinh sẽ cải thiện hơn nhiều nếu như nhận được sự điều trị kịp thời và đúng cách.

Tuy nhiên, bệnh lý viêm não này sẽ để lại những di chứng về thần kinh như liệt chi hoặc các dây thần kinh. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Hơn nữa, những biến chứng nguy hiểm cũng là điều không thể tránh khỏi.

Đường lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và mùa hè là thời điểm dễ bùng phát thành dịch nhất. Đối tượng nhiễm chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là những bé từ 5 đến 7 tuổi.

Có hơn 30 loài muỗi trung gian truyền bệnh virus viêm não Nhật Bản, đặc biệt là Culex Tritaeniorhynchus. C. Tritaeniorhynchus thường sinh sản trên ruộng lúa, đầm lầy và các vũng nước nông khác. Đây là muỗi cắn vào buổi tối và ban đêm.

Nguy cơ nhiễm virus viêm não Nhật Bản cao nhất là ở các vùng nông thôn, nông nghiệp. Một số trường hợp viêm não Nhật Bản đôi khi được báo cáo từ các khu vực thành thị.

Ám ảnh viêm màng não do vi khuẩn cướp đi tính mạng chỉ trong 24h

Bệnh viêm màng não, đặc biệt là viêm màng não do não mô cầu hiện đang là nỗi ám ảnh hàng đầu bởi mức độ nguy hiểm, có thể khiến người mắc tử vong chỉ trong 24 giờ. “Buổi sáng trẻ có thể rời nhà đi học với trạng thái bình thường, 8 giờ đầu, trẻ sốt, cáu gắt, buồn nôn, 8 giờ tiếp theo, trẻ xuất hiện các nốt xuất huyết đỏ lan khắp cơ thể, kèm cứng cổ, sợ ánh sáng, các vết ban sẽ lan khắp cơ thể và ban chuyển sang thâm đen. Lúc này, trẻ sẽ rơi vào mê sảng, co giật, mất ý thức, nếu không xử trí kịp thời trẻ có nguy cơ tử vong rất cao”, BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi Hội Truyền nhiễm TP.HCM cảnh báo.

Các bệnh truyền nhiễm về não rất nguy hiểm, nhất là khi xảy ra ở trẻ em do triệu chứng không rõ ràng, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng. Các trường hợp được chẩn đoán và điều trị muộn có thể để lại các di chứng vĩnh viễn như: liệt, điếc, cụt chi, suy giảm trí nhớ,…

“Năm trước, có nhiều ca bệnh viêm màng não nhập viện điều trị đã ở tình trạng nặng do nhầm lẫn triệu chứng bệnh với cảm cúm thông thường, khi có biểu hiện sốt cao kèm theo co giật, mê sảng thì mới nhập viện. Lúc này bệnh đã ở giai đoạn nặng và lỡ mất “thời gian vàng” điều trị. Với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, hệ miễn dịch và hàng rào bảo vệ của màng não còn non nớt và chưa hoàn thiện. Trẻ lại chưa đủ ngày tuổi tiêm chủng vắc xin, nên nguy cơ nhiễm khuẩn cao”, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm màng não, thường gặp là do siêu vi và vi trùng. Viêm màng não do virus thường ít nghiêm trọng và chỉ cần điều trị hỗ trợ. Viêm màng não vi khuẩn có thể rất nghiêm trọng dễ diễn tiến nặng và để lại nhiều di chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 80% nguyên nhân viêm màng não do vi trùng là do não mô cầu (Neisseria meningitidis), phế cầu (Streptococcus pneumoniae) và Hib (Haemophilus influenzae týp B).

BS. Trương Hữu Khanh – Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM cho biết, não mô cầu hiếm khi gây ra các dịch lớn nhưng có thể gây ra bệnh lý nặng, tử vong rất nhanh. Tỷ lệ tử vong của viêm màng não do não mô cầu đứng thứ 6 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất (0,03/100.000 dân) tại Việt Nam. Theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu giai đoạn 1991 – 2000 là 2,3/100.000 dân. Bệnh do não mô cầu có tỷ lệ tử vong cao cấp 5 lần bệnh cúm. Những triệu chứng của viêm màng não do não mô cầu thường xảy ra đột ngột như sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, cổ cứng, có ban xuất huyết hình sao (tử ban). Bệnh nhân nhanh chóng rơi vào trạng thái lơ mơ và hôn mê và tử vong.

“Não mô cầu có thể lây truyền qua đường hô hấp nên tiêm vắc xin là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Từ tháng 6 tới tháng 10 là thời gian bệnh do não mô cầu phát triển mạnh nhất. Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh cao là trẻ em dưới 5 tuổi và thanh thiếu niên từ 10 – 16 tuổi. Hai loại vắc xin ngừa được não mô cầu là Menactra và Mengoc-BC”, BS.CKI Bạch Thị Chính cho hay.

Sau não mô cầu khuẩn (Neisseria meningitidis), phế cầu là vi khuẩn gây viêm màng não phổ biến ở người lớn tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi. Di chứng sau khi bị viêm màng não do phế cầu khuẩn rất nặng nề như mù, điếc, câm, liệt chi, liệt nửa người, tổn thương dây thần kinh sọ não, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, động kinh… Hiện tại, vắc xin Synflorix, Prevenar 13, Pneumovax 23 đang được khuyến cáo để tiêm cho trẻ em và người lớn nhằm phòng ngừa vi khuẩn phế cầu.

Loại vi khuẩn thứ 3, vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenzae type b) – nguyên nhân chủ yếu gây hai bệnh nghiêm trọng là viêm màng não mủ và viêm phổi ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Các vắc xin có thể phòng ngừa viêm màng não do vi khuẩn Hib gồm có các vắc xin 6 trong 1, 5 trong 1 và Quimi-Hib.

Vắc xin là một phương tiện hữu hiệu để phòng bệnh. Hiện nay, trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã triển khai tiêm phòng viêm màng não do Hib. Tuy nhiên các loại vắc xin phòng ngừa tác nhân gây viêm màng não khác như phế cầu, não mô cầu khuẩn, viêm não Nhật Bản, sởi, quai bị, rubella,…. chưa được chú trọng đúng mức.

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ mắc viêm màng não, giúp giảm số ca mắc mới, giảm tỷ lệ di chứng và tử vong, người dân cần tiêm sớm và đầy đủ, đúng lịch các vắc xin phòng viêm não và viêm màng não cũng như cần rà soát đã tiêm các mũi vắc xin nhắc lại hay chưa; đảm bảo sự hoạt động tốt nhất của hệ miễn dịch trước các bệnh nguy hiểm mùa Hè như viêm não, viêm màng não.

“Cần tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch, nhất là các mũi tiêm nhắc lại để phòng bệnh cho cả gia đình. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở, tăng cường sức đề kháng bằng dinh dưỡng và vận động, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi và miệng bằng nước sát khuẩn. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời”, BS.CKI Bạch Thị Chính khuyến cáo thêm.

Để tìm hiểu rõ hơn về các bệnh viêm não, viêm màng não, viêm não Nhật Bản và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, độc giả có thể theo dõi chương trình tư vấn trực tuyến trên website vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn; fanpage Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nutrihome – Hệ thống Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 – Tin nóng miền Trung, Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long, VnExpress.net, Báo Thanh Niên.

Để được tư vấn vắc xin và tiêm chủng, quý khách có thể gọi trực tiếp tới tổng đài 028.7102.6595 hoặc inbox ngay cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.