Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Tân Uyên lần thứ X, năm 2024, diễn ra từ ngày 24-25/8/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện Tân Uyên. Đây là một hoạt động thường liên hằng năm; có ý nghĩa, nhằm tăng cường tình đoàn kết, giao lưu văn hóa, đồng thời giới thiệu các giá trị đặc sắc, ...
Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Tân Uyên lần thứ X, năm 2024, diễn ra từ ngày 24-25/8/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện Tân Uyên. Đây là một hoạt động thường liên hằng năm; có ý nghĩa, nhằm tăng cường tình đoàn kết, giao lưu văn hóa, đồng thời giới thiệu các giá trị đặc sắc, ...
Pa Pỉnh Tộp (cá chép gập nướng) cũng là món ăn quen thuộc của người dân Lai Châu. Cách tẩm gia vị vào cá khiến nhiều du khách cảm thấy ấn tượng. Những gia vị tạo nên hương vị đặc biệt của món ăn chính là hành củ, tỏi ớt, rau thơm, thì là, mắm, muối…. Thịt cá sau khi nướng sẽ có lớp vỏ vàng giòn, thịt cá bên trong săn chắc, đậm vị.
Măng nộm hoa ban được làm từ những nguyên liệu đơn giản như măng đắng, hoa ban, củ riềng, cá suối nướng và các gia vị khác. Món ăn này chính là món quà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Lai Châu. Nộm hoa ban có sự hòa quyện của nhiều vị khác nhau như: chua, cay, mặn, đắng, ngọt, bùi, kích thích vị giác. Nếu có dịp đến Lai Châu, bạn nên tìm hiểu và nếm thử món ăn này nhé.
Một món đặc sản Lai Châu nữa mà Vua Nệm muốn giới thiệu đến bạn là món cá bống vùi gio. Món ăn này được chế biến rất cầu kỳ, phức tạp. Sau khi đã rửa sạch, cá bống sẽ được tẩm ướp với các gia vị như rau thơm, sả, gừng, ớt, mắc khén và các gia vị khác rồi đem đi nướng.
Điểm đặc biệt là cá sẽ được đùm trong một lớp lá dong, khi được nướng trên bếp than, mùi lá dong hòa quyện cùng cá và các loại gia vị tạo nên một hương vị đặc trưng khó lẫn.
Bánh dày người Mông là món đặc sản không thể không kể đến tại Lai Châu. Bánh dày thơm ngon bởi mùi gạo nếp nương, mỡ lợn, trứng gà tạo thành một món ăn thơm ngon. Trước khi ăn, bánh dày sẽ được nướng trên than hồng hoặc cắt thành từng miếng vuông nhỏ rồi rán phồng lên.
Bánh dày của người Mông là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông. Bên cạnh đó, bánh dày còn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất nên rất được trân trọng.
Món lòng lợn nhồi gạo nếp còn được gọi là tùng càng nhảng. Gạo nếp và thảo quả được trộn chung với tiết lợn sống rồi nhồi vào lòng lợn, sau đó lòng sẽ được đem đi luộc. Món ăn là sự hòa quyện của mùi thảo quả, vị thơm của nếp và độ dai của lòng lợn, tất cả tạo nên một hương vị lạ miệng.
Xôi tím được tạo ra từ một loại nếp dẻo có hương thơm đặc trưng và được nhuộm màu bằng lá rừng để cho ra màu tím đẹp mắt. Xôi không chỉ ngon, thơm, dẻo mà lại có màu sắc đẹp, kích thích vị giác. Xôi tím thường được ăn kèm với một số món như: cá nướng, thịt lợn nướng, thịt trâu gác bếp hoặc đơn giản chỉ chấm với muối vừng cũng đủ tạo nên hương vị khó quên.
Hạt dổi đã trở thành đặc sản nổi tiếng của Lai Châu, được nhiều người biết đến. Hạt dổi được sử dụng như một loại gia vị quen thuộc để tẩm ướp thịt, cá trước khi chế biến. Hạt dổi sẽ có màu đỏ sậm khi chín và màu đen khi phơi khô, mùi hương đậm đà. Hạt dổi còn được dùng để làm muối chấm thịt thơm ngon, hấp dẫn.
Rượu sâu chít được ngâm từ sâu chít – một loại sâu quý hiếm chỉ có tại vùng núi Tây Bắc. Sâu sau khi đã rửa sạch, để ráo thì được cho vào bình rượu ngâm trong thời gian từ 2 – 3 tháng là có thể sử dụng. Rượu càng để lâu hương vị sẽ càng thơm ngon hơn. Rượu sâu chít có vị ngọt, tính ôn, có một số công dụng hữu ích như: bổ thận, tráng dương, suy nhược thần kinh, đau lưng do hư thận, mỏi gối…
Măng nứa khô được làm từ loại măng nứa đặc ruột và có vị ngọt, không hề bị chát hay đắng. Măng nứa khô được nhiều người chọn làm quà khi du lịch tại Lai Châu. Măng nứa có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: măng hầm xương, măng xào thịt lợn, thịt gà, măng xào miến…
Trà Sơn Mật Hồng Sâm là món đặc sản rất bổ dưỡng, giúp thải độc, giảm mỡ máu, ngủ ngon rất tốt cho sức khỏe. Trà Sơn Mật Hồng Sâm còn rất tốt cho người bị huyết áp hay mắc các bệnh về tim mạch.
Hạt óc chó rừng là loại hạt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, hạt óc chó rừng còn chứa catechin, melatonin, axit ellagic có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch và não bộ.
Món tiết canh lá đắng sẽ là món ăn hấp dẫn với du khách khi đến Lai Châu. Nguyên liệu để nấu tiết canh lá đắng là tiết heo, phổi lợn băm nhuyễn và một ít lá đắng. Sau khi đã đun sôi nước, cho tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị vào nồi, nấu đến khi gần chín thì nêm nếm vừa ăn.
Món tiết canh lá đắng có vị ngọt của tiết, vị đắng ngọt của lá đắng, vị béo của phổi lợn, đây sẽ là món ăn bạn nhớ mãi không quên khi đến với Lai Châu.
Ve sầu rán làm món ăn khiến nhiều du khách phải tò mò, một số người lại cảm thấy e ngại khi thưởng thức món ăn này. Ve sầu rán có thể làm món ăn nhâm nhi bên ly rượu ngày mưa. Ve sầu rán giòn tan, vị béo bùi đã trở thành món ăn đặc sản Lai Châu được nhiều du khách yêu thích.
Chắc chắn đây là món ăn khiến nhiều người phải miễn cưỡng. Tuy nhiên, rêu đá là một loại rau rất sạch bởi chúng mọc ở những con suối nước chảy xiết, không bị lắng đọng. Rêu đá được chế biến thành món nộm rêu đá hay rêu đá nướng khiến nhiều du khách phải thương nhớ.
Không phải lúc nào bạn cũng có thể thưởng thức món đặc sản này mà cần ghé thăm Lai Châu đúng thời điểm. Rêu đá chỉ xuất hiện vào khoảng đầu tháng 8 đến tháng 3 năm sau, nếu bạn cũng thích món ăn này thì nên lựa chọn thời gian đi du lịch phù hợp nhé.
Đại hồi là một loại gia vị đặc trưng tại vùng đất Lai Châu. Những món ăn được tẩm ướp với đại hồi sẽ tạo nên một hương vị khó quên. Ngoài việc sử dụng làm gia vị, đại hồi có thể được chế biến thành tinh dầu hoặc dạng bột để hỗ trợ trong việc chăm sóc sức khỏe.
Ngoài việc sử dụng thịt lợn để làm món thịt treo gác bếp, thì thịt lợn còn được hun khói. Miếng thịt được cắt dọc theo thớ và được ướp cùng các gia vị như ớt khô, muối biển rang, thảo quả khô, hạt tiêu rừng, mắc khén. Sau khi đã ướp xong, thịt sẽ được xếp vào trong thùng gỗ, để trong vòng 5 -7 ngày và treo lên gác bếp để hun khói.
Bánh chưng đen Sìn Hồ được làm bằng gạo nếp nhuộm đen bằng bột than của cây Tạ Chiếm. Bánh được gói bằng lá mây rừng chính vì thế tạo nên một hương thơm đặc trưng mà các loại bánh chưng khác không có được.
Khâu nhục chính làm món ăn trở thành đặc sản Lai Châu mà ai cũng muốn thử qua. Khâu nhục chính là thịt ba chỉ được hấp cách thủy trong một thời gian và trải qua cách chế biến phức tạp để tạo nên món ăn đặc biệt.
Trên đây là top 23 đặc sản Lai Châu làm nao nức nhiều du khách khi ghé thăm nơi đây. Với bài viết này, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để có một chuyến đi thú vị đến mảnh đất này.
ĐIỆN BIÊN - LAI CHÂU - SAPA (ĂN SÁNG, TRƯA, TỐI)
06h30: Trả phòng khách sạn, ăn sáng và khởi hành đi Sapa. Trên đường đi, Quý khách dừng chân nghỉ ngơi và chụp hình tại thị trấn Mường Lay với lớp lớp mái nhà sàn của người Thái Đen. Ngắm cảnh đẹp dọc bờ sông Nậm Na trên đường đi.
12h00: Ăn trưa tại thị trấn Phong Thổ. Sau bữa trưa, Quý khách tiếp tục di chuyển về qua thành phố Lai Châu. Chụp hình kỷ niệm tại quảng trường thành phố.
13h00: Tiếp tục hành trình đến Sapa. Trải nghiệm trên con đường đèo Ô Quy Hồ - đèo dài nhất trong tứ đại đèo của miền Bắc, là sợi chỉ kết nối Lai Châu và Lào Cai. Điểm dừng chân chụp hình chính là vị trí ranh giới giữa hai tỉnh và còn gọi là Cổng trời Ô Quy Hồ với cảnh núi rừng hùng vỹ.
16h00: Đến Sapa, Quý khách nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi.
18h00: Ăn tối. Sau bữa tối, Quý khách sẽ tự do thăm quan chụp hình Sapa nhộn nhịp về đêm. Ngồi với nhau và thưởng thức những món ngon đặc sản nướng nhâm nhi cùng chút rượu San Lùng của Sapa. Vào các tối thứ 7, Quý khách còn được thưởng thức văn nghệ truyền thống tại Sapa. Nghỉ đêm tại Sapa